Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hoạt động

động tự đánh giá ở trường mầm non

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức có vai trò như ngọn đèn soi sáng quá trình hành động. Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng đắn từ lý luận đến thực tiễn thì hành động mới đem lại hiệu quả cao.

Nâng cao nhận thức giúp mỗi CB, GV, NV hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong công tác tổ chức thực hiện, hình thành tư duy mới về nhận thức ý nghĩa của từng khâu trong quản lý công tác TĐG để họ hiểu thấu đáo, đúng đắn về tác dụng của quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD. Từ đó hình thành động lực, tinh thần, thái độ tập trung mọi nguồn lực cho công tác TĐG.

Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp cho nhà trường đánh giá về chất lượng đào tạo, đồng thời mang lại động lực để cải tiến và hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Trong hoạt động KĐCLGD, công tác TĐG là khâu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường, giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của đơn vị, lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo hướng cao hơn.

Thực tế quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nói chung và ngay chính đội ngũ thực hiện công tác TĐG ở các trường này chưa đầy đủ, chưa tích cực.

Chính vì vậy, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên về công tác KĐCL và công tác TĐG trong KĐCL GD là biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả công tác TĐG trong KĐCLGD. Việc nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV là nội dung có tính chất quyết định sự thành bại của hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

này sẽ không được thực hiện với động cơ cải tiến, nâng cao chất lượng mà chỉ là một việc làm mang tính hình thức, đối phó. Với những ý nghĩa như trên, biện pháp nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong tác chuyên môn, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác TĐG trong KĐCLGD.

b. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của KĐCLGD và hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV, NV. Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV, NV tiếp cận được kiến thức về KĐCLGD TĐG trong KĐCLGD thông qua nhiều hình thức khác nhau như: hội thảo, hội nghị, sinh hoạt chuyên đề và các hình thức khác.

Cần liên kết kinh nghiệm giữa các trường mầm non lân cận trên địa bàn huyện Tây Giang hoặc các trường đã được công nhận KĐCLGD của tỉnh Quảng Nam, tận dụng sự giúp đỡ của Phòng GD&ĐT, UBND huyện Tây Giang, các chuyên gia về KĐCLGD.

Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KĐCL GD bằng cách xây dựng chính sách ưu tiên đối với cán bộ cốt cán về KĐCL GD đến công tác tại trường để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ.

Xây dựng văn bản và thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác tự đánh giá. Đây là một yếu tố thiết thực, là hình thức động viên tinh thần làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn.

Công khai kế hoạch thực hiện công tác TĐG của nhà trường trong toàn hội đồng sư phạm, thực hiện các chính sách ưu đãi, động viên khen thưởng đối với các cá nhân thực hiện tốt công tác này. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước; các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và của nhà trường có liên quan đến KĐCLGD và công tác TĐG cho CBQL, GV, NV và phụ huynh.

Chú trọng quan tâm đến vai trò, ý nghĩa và mục đích của hoạt động TĐG. Ngành giáo dục cũng cần chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo đều là những người hiểu biết nhất để thực hiện có hiệu

quả việc KĐCLGD và TĐG trong KĐCL GD tương ứng với vị trí công tác của mình. Tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn trao đổi về chuyên đề TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, thông qua đó nhà trường cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV, đồng thời lồng ghép các nội dung trên vào các hoạt động tập thể của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các thành viên nhà trường về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, quy trình,… KĐCLGD và kỹ thuật, phương pháp TĐG, khắc phục những yếu kém tìm ra giải pháp hữu hiệu trong công tác TĐG.

Vì TĐG là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và cần phải có sự tham gia của mọi tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong toàn trường. Bên cạnh đó phải chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo, thay đổi để thực hiện KĐCLGD tại trường nhưng đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.

Đa dạng hóa nguồn thông tin về KĐCLGD cho nhiều đối tượng liên quan từ đội ngũ CB, GV, NV đến phụ huynh học sinh. Định kỳ cung cấp liên kết kinh nghiệm giữa các trường mầm non lân cận trên địa bàn huyện hoặc trên toàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho CBQL, GV, nhân viên thường xuyên tham gia học hỏi kinh nghiệm tại các đơn vị khác, có thể mời cán bộ am hiểu nhất về KĐCLGD tập huấn cho đơn vị vừa nâng cao nhận thức về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD, nâng cao năng lực đánh giá cho đội ngũ cũng như người phụ trách thực hiện KĐCLGD.

Đưa các nội dung kiểm điểm hoạt động TĐG vào sinh hoạt của hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn định kỳ để cả Hội đồng sư phạm theo dõi được hoạt động của Hội đồng TĐG. Nhà trường cần ban hành các văn bản quy định trách nhiệm cung cấp thông tin phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường trong hoạt động TĐG.

Quản lý công tác TĐG cụ thể hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng và các quy định của nhà trường về những nội dung liên quan đến TĐG, KĐCLGD và đảm bảo chất lượng GD của huyện.

Thực hiện chính sách động viên, khích lệ, ưu đãi khen thưởng kịp thời các nhóm công tác, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách công tác TĐG. Nâng cao nhận thức về tầm quan và sự cần thiết phải thực hiện trong công tác TĐG, coi đó như là một mục đích tự cải thiện chất lượng đơn vị mình.

Động viên, tạo điều kiện cho CB, GV, NV không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ. Có ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng và cống hiến nhiều hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng GD.

Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến kết quả TĐG trong KĐCLGD của đơn vị đó chính là nhà trường, một đơn vị có sự thống nhất, phối hợp tốt với các thành viên sẽ thuận lợi trong công việc và nâng cao được hiệu quả của hoạt động TĐG.

buộc vừa vận động, khuyến khích, khen thưởng những cá nhân, tập thể đã có sự cố gắng, nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục bằng cái tâm và có minh chứng rõ ràng, động làm thay đổi nhận thức đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường.

Với nhận thức và hiểu biết đầy đủ, các thành viên nhà trường sẽ tích cực, tự giác tham gia hoạt động TĐG, đồng thời góp phần xây dựng văn hóa chất lượng cho đơn vị.

Đưa nội dung báo cáo kết quả công tác TĐG vào sinh hoạt của hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ cho hội đồng sư phạm nhà trường theo dõi công tác TĐG của Hội đồng TĐG để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung những mặt còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)