Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 98 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ đánh giá (%) TBC Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Phân vân Không cấp thiết Hoàn toàn không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động đánh giá ở trường mầm non

18 3 2 0 0 5,8 1 2 Xây dựng kế hoạch công tác TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi 15 6 7 0 0 9,03 2

3 Tăng cường tập huấn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV, NV trường mầm non 13 10 4 0 0 8,7 3 4 Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

16 5 3 0 0 7,7 4

5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

12 9 5 0 0 8,38 5

6 Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ đánh giá (%) TBC Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Phân vân Không cấp thiết Hoàn toàn không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động đánh giá ở trường mầm non

16 5 0 4 0 8,06 1 2 Xây dựng kế hoạch công tác TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi 18 7 0 6 0 10 2

3 Tăng cường tập huấn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV, NV trường mầm non 18 3 0 2 0 7,41 3 4 Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

15 6 4 0 0 8,06 4

5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

17 4 0 5 0 8,38 5

6 Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD

13 8 0 3 0 7,74 6

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam do chưa lập đề xuất cấp thiết.

các CBQL rất chú trọng đến việc nâng cao nhận thức CB, GV, NV về sự cần thiết của công tác TĐG trong KĐCLGD và tăng cường tập huấn công tác TĐG cho đội ngũ CB, GV, NV trong các trường mầm non.

Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy về cơ bản các biện pháp đưa ra có tính khả thi cao, tuy nhiên không hoàn toàn triệt để đối với tất cả các trường, trong mọi điều kiện mà việc vận dụng còn phụ thuộc điều kiện thực tế, trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Trong một phạm vi nhất định, điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, năng lực quản lý, điều hành của từng Hiệu trưởng, các biện pháp đề xuất trên đây có thể được áp dụng linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại Chương 1, kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tiễn QL hoạt động TĐG ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tại Chương 2 dựa vào các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong từng biện pháp nêu rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp cụ thể.

Mỗi biện pháp phản ánh một khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý nhưng giữa các biện pháp lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy quá trình quản lý công tác TĐG thực hiện tốt hơn.

Các biện pháp được đề xuất tại chương 3 đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính hệ thống và toàn diện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy được tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết rất cao và có tính khả thi cao.

Kết quả khảo nghiệm cho phép nhận định có thể áp dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG ở các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Nghiên cứu luận văn đã làm rõ được vai trò của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của trường mầm non.

Luận văn đã đề cập một cách có hệ thống các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục, KĐCLGD, TĐG đã làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về hoạt động TĐG và lý luận về quản lý hoạt động TĐG ở trường Mầm non, đó là: tầm quan trọng của hoạt động tự đánh gá; nội dung tự đánh giá; mục đích tự đánh giá; phạm vi TĐG; yêu cầu TĐG; quy trình TĐG; phương pháp TĐG; mục đích quản lý; chức năng quản lý; nội dung quản lý.

Kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu manh tính thời đại, là đòn bẩy góp Phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. TĐG trong KĐCLGD là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đến cả quá trình tham gia KĐCLGD của mỗi nhà trường. Vì vậy, các trường mầm non cần coi hoạt động TĐG là một trong những côn việc ưu tiên hang đầu và cần đầu tư về nhân lực, tài lực, vật lực để thực hiện trong nhiệm vụ hàng năm. Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho công tác tự đánh giá.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại chương 1 và thực trạng công tác tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường MN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tại chương 2, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý bao gồm: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và công KĐCL GD và tham gia thực hiện công tác tự đánh giá; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tự đánh giá phù hợp, khả thi với các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; Tổ chức triển khai thực hiện hợp lý công tác tự đánh giá; Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình tự đánh giá.

Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý tác động đến quá trình TĐG sẽ góp phần đảm bảo tiến độ, nâng cao hiệu quả của công tác tự đánh giá KĐCL GD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Các biện pháp đề xuất trên là những biện pháp cơ bản, chủ yếu, có tính hệ thống, bao quát trên tất cả các mặt hoạt động và tác động đến toàn thể CBGV, NV trong nhà trường cũng như các lực lượng phối hợp hỗ trợ giáo dục ngoài nhà trường. Sau khi đề xuất các biện pháp quản lý, tác giả đã trưng cầu ý kiến đối đội ngũ CBQL, GV, nhân viên là thành viên HĐTĐG ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các biện pháp đề xuất nêu trên rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển GDMN trong bối

cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các trường mầm non cần phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập để phát triển và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Duy trì ổn định hệ thống các văn bản liên quan đến công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non nhằm giúp các trường chủ động trong quá trình TĐG trong KĐCLGD.

Ban hành các văn bản quy định về kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp Mầm non phù hợp với nguyên tắc độc lập, khách quan, đúng pháp luật; trung thực, công khai, minh bạch để thống nhất trong quan điểm chỉ đạo tiếp cận công tác TĐG và KĐCLGD một cách tốt nhất.

Quy định nội dung tự đánh giá vào nhiệm vụ giáo dục mầm non hằng năm để có chế tài với tất cả các trường mầm non, từ đó thúc đẩy công tác tự đánh giá của các trường.

Nghiên cứu thống nhất quy định về trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia và KĐCLGD để các trường tập trung thực hiện công tác TĐG trong KĐCLGD, tinh gọn về mặt hồ sơ lưu trữ.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

Tăng số lượng CB, GV, NV được tham gia tập huấn ĐGN nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ vận dụng được kinh nghiệm ĐGN vào công tác TĐG để công tác TĐG đạt được hiệu quả cao. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD của các quận huyện.

Tham mưu với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để phân bổ ngân sách cho hoạt động TĐG ở các trường mầm non và hướng dẫn các định mức chi cụ thể. Đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự đánh giá của các trường Mầm non.

Tạo điều kiện giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điển hình cho các CB, GV, NV là thành viên của các trường được tham quan, học tập.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

Tiếp tục tham mưu với UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phân bổ ngân sách cho các trường đầu tư các điều kiện đảm bảo cho các trường đảm bảo đạt cấp độ KĐCLGD và triển khai có lộ trình đảm bảo nâng cao số lượng c c trường m m non được ĐGN và công nhận đạt các cấp độ KĐCLGD trường mầm non.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL, GV kết hợp với hội thảo về TĐG, KĐCLGD để nắm được thực trạng đội ngũ làm công tác TĐG và kết quả TĐG ở các nhà trường. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh

giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD. Sẵn sàng hỗ trợ các chuyên gia về đánh giá chất lượng cho các trường khi cần thiết. Đôn đốc, hướng dẫn để các trường Mầm non hoàn thành nhiệm vụ hoạt động tự đánh giá theo đúng chỉ tiêu đưa ra.

2.4. Đối với các trường mầm non

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về KĐCL GD nói chung và tự đánh giá trong KĐCL GD nói riêng. Tăng cường việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực tự đánh giá của đội ngũ, cử cán bộ tham gia các khoá học chuyên sâu về KĐCL GD. Tăng cường nguồn chi từ kinh phí tự chủ cho công tác tự đánh giá trong KĐCL GD.

Tích cực tham mưu với các cơ quan quản lý địa phương và Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang trong việc hỗ trợ, đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất; thực hiện chế độ chính sách; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh…nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng…Thực hiện tốt công tác lưu trữ và bảo vệ thông tin minh chứng nhằm phục vụ công tác TĐG đạt hiệu quả.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác TĐG, KĐCLGD. Tăng cường nguồn kinh phí chi từ nguồn kinh phí tự chủ để phục vụ việc triển khai các hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Áp dụng các chế độ chính sách cho các CB, GV, NV tham gia công tác TĐG trong KĐCGLD. Tổ chức tập huấn nghiêm túc và đầy đủ các nội dung về hoạt động tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Lựa chọn những cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kiểm định chất lượng giáo dục do cấp trên tổ chức, đồng thời cho tham quan học hỏi các đơn vị bạn về hoạt động tự đánh giá.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn, trưởng nhóm phụ trách các tiêu chuẩn, tổ văn phòng và các bộ phận khác trong nhà trường ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, lưu trữ cập nhật một cách có khoa học các văn bản, thông tin minh chứng theo từng tiêu chuẩn đánh giá của mỗi năm học, bổ sung các thông tin hằng năm vào phần mềm kiểm định chất lượng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Trần Xuân Bách, Lê Đình Sơn ()2013, Quản lý giáo dục mầm non, NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tìm hiểu Luật giáo dục 2005, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

[3] Bộ GD&ĐT (2016), Chương trình Giáo dục Mầm non (Ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu

lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam –

2017

[4] Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/08/2018 Thông tư Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 8 năm 2014 Thông tư Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường

mầm non.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD ĐT, ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ

Trường mầm non.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 02/2014/TT-BGD ĐT, ngày 08/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế công

nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 05/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 09/2015/BGD&ĐT ngày 14 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 44/4010/TT-BGD ĐTngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông

tư số 05/2011/TT-BGD ĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011.

[10] Nguyễn Đức Chỉnh, Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương (2016), Quản lý

chất lượng trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

[11] Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (2014), Công văn số1988/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 02/12/2014 Về việc xác định yêu cầu,

gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường

mầm non.

[12] Nguyễn Đại Dương, Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non.

[13] Nguyễn Quang Giao (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[14] Dương Mộng Hà (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống

đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Đà Nẵng.

[15] Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012) Đại cương khoa học quản lý và quản lí

giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

[16] Nguyễn Thị M Lộc (2011), Đại cương Khoa học quản lý, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[17] Nguyễn Thị M Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[18] Lê Quang Sơn (2017) Lý luận quản lý và quản lý giáo dục, Đại hoc sư phạm Đà Nẵng.

[19] Nguyễn Bảo Hoàng Thanh ( 2011) Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục, NXB Đà Nẵng.

[20] Thủ tướng Chính Phủ (13/6/2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội

TIẾNG ANH

[21] Development Education Association (2001), Measuring effectiveness in

development education, London.

[22] UNESCO Bangkok - Asia and Pacific Regional Bureau for Education, (2013),“UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 98 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)