8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Yếu tố chủ quan
Công tác TĐG chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non nói riêng, các cơ sở giáo dục nói chung trực tiếp phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của từng nhà trường. Đây là “điều kiện đủ” bên cạnh “điều kiện cần” là văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên để các trường tiến hành hoạt động TĐG chất lượng giáo dục được thuận lợi, đạt kết quả theo mục tiêu, kế hoạch đề ra, đó là:
- Bộ máy lãnh đạo, đội ngũ CB, GV, NV nhà trường: Số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, sự đồng thuận, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ TĐG chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ hoạt động TĐG. - Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, thời gian triển khai các hoạt động. - Chiến lược phát triển nhà trường qua từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.
- Một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là công tác lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hiện vật của nhà trường, của từng bộ phận, cá nhân liên quan, trong đó vai trò của công tác văn phòng là yếu tố quyết định.
* Quản lý công tác tự kiểm tra, giám sát
Chỉ đạo thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.
Chỉ đạo hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia quản lý (các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể…) và thực hiện nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong qui trình TĐG.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Đây là nội dung quan trọng của chủ thể quản lý vì chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp trong công tác quản lý. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng nhằm đạt được hiệu quả và tiến độ hoạt động TĐG là:
+ Kiểm tra thường xuyên; + Kiểm tra định kỳ;
+ Kiểm tra đột xuất hoạt động TĐG trong KĐCLGD.
Từ thực tế hoạt động TĐG trong nhà trường, chủ thể quản lý tổ chức tổng kết, thẩm định, đánh giá định kỳ kết quả TĐG của các nhóm chuyên trách (về số lượng và chất lượng) đạt được so với mục tiêu đề ra.
Đây cũng là qu trình chủ thể quản lý nhìn nhận các mối quan hệ về yêu cầu nhiệm vụ và khả năng của Hội đồng TĐG, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động quản lý tới kết quả TĐG. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý hoạt động TĐG đảm bảo tiến độ đồng thời có các hình thức động viên, khuyên khích, tạo điều kiện cho các nhóm, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra, kiểm tra, đánh giá còn là cơ sở sơ kết theo từng giai đoạn của kế hoạch tự đánh giá
Tiểu kết chương 1
Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCLGD nói chung và KĐCLGD trường mầm non nói riêng. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn ĐGCL do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng CL, hiệu quả hoạt động giảng dạy và GD, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn CL.
Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ở các nước phát triển đã có lịch sử phát triển lâu dài. Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng là 2 trong 6 mô hình đảm bảo chất lượng. Kiểm định chất lượng giáo dục còn là một trong những giải pháp quản lý chất lượng tổng thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Đối với Giáo dục Việt Nam, trong những năm gần đây, kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện qua các văn bản như Luật Giáo dục năm 2005, Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng khóa XI.
Trong đó hoạt động TĐG là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong kiểm định chất lượng giáo dục của các nhà trường. Đây là hoạt động đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn của đội ngũ CBQL, GV, NV; có nhiều thời gian, công sức, sự tham gia đồng bộ của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Hoạt động TĐG sẽ giúp nhà trường xác định được hiện trạng chất lượng tổng thể, chi tiết về CSVC, đội ngũ, hoạt động, chất lượng giáo dục đang ở đâu so với yêu cầu, từ đó có kế hoạch điều chỉnh các nguồn lực, cải tiến chất lượng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, cơ sở lý luận về đảm bảo và kiểm định chất lượng chủ yếu được viết cho giáo dục đại học mà ít có tài liệu viết cho các cấp học phổ thông, đặc biệt đối với giáo dục Mầm non.
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa công tác quản lý tự đánh giá đội ngũ CBQL, giáo viên về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tăng cường các hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong công tác TĐG trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
- Các nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá hoạt động tự đánh giá của các nhóm công tác.
Chỉ đạo hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, nhưng phải tạo được sự đồng
thuận và huy động tập thể nhà trường.
Chương 1 của luận văn đã giải quyết vấn đề cơ bản: Khái quát những nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản, hay hiểu về hoạt động TĐG và xác định quy trình hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.
Để quản lý tốt hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non hiện nay, Hiệu trưởng các trường mầm non cần quản lý tốt các nội dung của hoạt động TĐG trong KĐCLGD và phải tạo được sự đồng thuận và huy động tập thể nhà trường đóng góp thời gian công sức vào các hoạt động và xem hoạt động TĐG là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành viên trong nhà trường.
Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở khoa học cho việc khảo sát đáng giá thực trạng và đề xuất các biện pháp, giải pháp quy trình TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM