Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi tiến hành xác định các biện pháp, cần quan tâm và hướng đến đích cuối cùng là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xây dựng cần phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của địa phương.

Thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn của quản lý giáo dục mầm non tại huyện Tây Giang. Có như vậy, các biện pháp mới khả thi và thực sự hữu ích. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất có thể chỉ thể hiện nội dung chung nhất, không đề cập một cách tường tận theo đặc thù riêng của từng đơn vị.

thiệu mẫu. Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị sẽ nghiên cứu cụ thể hóa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường thì công tác TĐG mới mang lại hiệu quả.

Kết quả khảo sát thể hiện công tác TĐG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm riêng biệt vì đây là khu vực có điều kiện kinh tế xã hội so với mặt bằng chung của tỉnh gặp nhiều khó khăn, các điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế; năng lực của đội ngũ CB, GV mỗi đơn vị khác nhau.

Vì vậy, phải nghiên cứu kỹ điều kiện áp dụng và thực hiện các biện pháp, nếu không các biện pháp không có giá trị, không áp dụng được vào thực tế trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)