Tình hình Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tình hình Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

Bằng sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, sau 17 năm tái lập, đến nay 100% xã, thôn bản đã có đường giao thông đến tận nơi, với tổng chiều dài gần 400km. Có điện lưới sử dụng, có sóng điện thoại, có 2 trường THPT, 4 trường THCS, và hệ thống các trường mầm non, Tiểu học, 100% xã có Trạm xá, và Trung tâm y tế huyện là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đà Nẵng.

Trong những năm qua, huyện đã quy hoạch, sắp xếp, bố trí tái định cư cho 84/95 thôn bản, hợp với văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu, mở rộng sản xuất, chăn nuôi theo hướng tập trung và khoa học.

Tổng vốn đầu tư xã hội trong 17 năm qua là 4.200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 20 triệu đồng một năm. Thành công nhất là huyện đã tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới, được nhân dân đồng tình ủng hộ, trở thành điểm sáng trên vùng biên cương phía Tây tỉnh Quảng Nam.

2.1.3.1. Tình hình chung

Huyện Tây Giang được thành lập năm 2003 từ huyện Hiên với điều kiện kinh tế xã hội, điện đường, trường trạm còn sơ khai và khó khăn gấp bội nhưng sau 17 năm hình thành và phát triển đến nay huyện Tây Giang đã thay đổi bộ mặt rõ rệt. Cơ sở hạ tầng từng bước đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân, từ một trường mầm non ghép với Tiểu học và THCS đến nay đã có 5 trường mầm non và 2 trường mẫu giáo.

Từ chưa có đường ôtô lên các xã vùng cao đến nay đã có 100% đường bê tông tới các xã, 100% xã đã đầy đủ trường học phục vụ cho công tác dạy và học của huyện nhà. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, TH và THCS đúng độ tuổi. 100% trường đã được công nhận hoàn thành chuẩn phổ cập.

Tổng kết công tác xét và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, huyện đạt tỉ lệ 100%. Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và HS 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỉ lệ 100%.

Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương ban hành các Đề án, Nghị quyết, Chương trình hành động định hướng phát triển giáo dục trung và dài hạn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị, xã hội của địa phương;

Duy trì hệ thống trường bán trú trên địa bàn ở các bậc, cấp học: Mầm non có 05/07 trường tổ chức bán trú; giáo dục phổ thông có 11/14 trường bán và nội trú.

Tiếp tục được sự tài trợ lớn của Tổ chức SCI về sách giáo khoa, vở bài tập, tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập cho các trường tiểu học.

HĐND tỉnh có giải pháp hỗ trợ chế độ kinh phí (NQ 50/HĐND tỉnh) cho học sinh bán trú tiểu học và THCS không được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị

định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016.

Việc đầu tư CSVC cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo được các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo tăng hàng năm và chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư dần giảm bớt những khó khăn về phòng học, bàn ghế học sinh, trang thiết bị dạy học; tuy nhiên, nguồn lực vẫn chưa đấp ứng với nhu cầu thực tế ở các đơn vị trường học.

Phòng GD&ĐT đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục, dạy học đảm bảo nội dung, chương trình theo đúng tiến độ biên chế chương trình năm học của Bộ GD&ĐT; giáo viên cơ bản nắm bắt được nội dung, chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh; thực hiện hồ sơ sổ sách đảm bảo theo quy định của các cấp.

Huyện Tây Giang còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng như điều kiện ăn ở cho học sinh bán trú, nội trú. Toàn ngành GD&ĐT có 23 trường (7 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 4 trường THCS và 2 trường THPT).

Toàn ngành, có hơn 4.858 học sinh và có 449 giáo viên. Trong đó, 2.244 học sinh được hưởng chế độ nội trú và 1.719 học sinh được hưởng chế độ bán trú. Đến nay, cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đảm bảo, không còn cảnh “tranh tre, nứa lá” Đặc biệt phải đảm bảo chỗ ăn chỗ ở cho 895 học sinh bán trú không được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị định số 116.

Bảng 2.1. Tổng hợp các CSGD trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020

Mầm non, mẫu giáo

Số trường (trường) 07 07 07 07 07

Số lớp (lớp) 65 68 70 70 74

Số giáo viên (người) 95 95 94 92 138

Số học sinh (người) 1076 1163 1243 1383 1430

Tiểu học

Số trường (trường) 08 09 09 09 10

Số lớp (lớp) 124 125 126 120 114

Số giáo viên (người) 193 185 175 173 240

Số học sinh (người) 1947 1866 1895 1949 1984

Trung học CS

Số trường (trường) 03 06 06 06 04

Số lớp (lớp) 45 55 53 45 42

Số giáo viên (người) 106 126 119 92 135

Số học sinh (người) 866 1513 1489 1443 1444

Với 17 năm hình thành và phát triển tuy không dài nhưng cũng đủ cho Tây Giang từng bước đi lên và xác định là một huyện có nền văn hóa và du lịch lưu giữ văn hóa bản sắc dân tộc của tỉnh Quảng Nam.

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết điều đó là trên địa bàn huyện Tây Giang có rừng Pơmu, Làng truyền thống Cơtu, Đỉnh quế, rừng Đỗ quyên và thác R’Cung là những thế mạnh của huyện tạo nên một làng du lịch cũng như Tây Giang khoắc lên mình một bộ mặt mới. Tây Giang ngày càng được quan tâm đầu tư về số lượng và chất lượng văn hóa, du lịch.

2.1.3.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Thời gian qua, huyện Tây Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn. Khi thành lập huyện vào năm 2003, huyện Tây Giang chỉ có vài cơ sở giáo dục mầm non, nhưng đến nay đã có 7/10 xã trên địa bàn huyện có trường mầm non, mẫu giáo; hầu hết các thôn đã xóa thôn bản trắng về giáo dục mầm non.

Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học và khu vui chơi tại các điểm trường chính cấp học mầm non được đầu tư khá khang trang. Đội ngũ giáo viên có trên 90% là người địa phương nên rất thuận lợi trong việc vận động trẻ ra lớp, bên cạnh đó công tác chăm sóc và giáo dục dễ dàng hơn. Huy động trẻ từ 3 tuổi - 5 tuổi đạt tỉ lệ 100% trẻ ra lớp và được học 02 buổi/ngày, đặc biệt có hai trường mầm non đã công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chuẩn bị một trường tiến tới mức độ 2.

Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 7 Trường Mầm non và mẫu giáo nằm rải rác trên 10 xã, có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ các chương trình đầu tư của Trung ương và địa phương, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể cùng với sự nỗ lực vượt khó của các cô giáo, việc quan tâm đến con em của nhân dân 10 xã nên công tác dạy và học có những chuyển biến tích cực, trường lớp được xây dựng kiên cố, giáo viên yên tâm bám lớp, trẻ luôn vượt khó vươn lên đạt nhiều thành tích trong học tập.

Từ đó, sự nghiệp giáo dục của huyện nhà đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất ở 7 trường mầm non được tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Hằng năm, huy động trẻ mẫu giáo đạt tỷ lệ 100%, trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 100%. Công tác Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi được duy trì và giữ vững, năm 2018 được tỉnh kiểm tra công nhận lại và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn nhiệt tình trong công tác.

Từ năm học 2015-2016 đến nay, 100% nhà trường được UBND huyện Tây Giang công nhận Tập thể lao động tiên tiến. Sự phối hợp và hỗ trợ đắc lực của các ban ngành, đoàn thể, cha mẹ trẻ và lực lượng xã hội đã ủng hộ, tham gia đóng góp xây

dựng CSVC trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Những kết quả đó đã góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu đào tạo nhân lực ở thời kỳ phát triển mới.

Nhìn chung, quy mô phát triển mạng lưới trường lớp của bậc học Mầm non đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân thuộc điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.

Bảng 2.2. Tổng hợp các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

STT Xã Số lượng Công lập Ngoài công lập

1 Xã Avương 01 Mầm non Avương

2 Xã Anông

01 Mầm non Liên xã Bhalêê- Anông 3 Xã Bhalêê

4 Xã Atiêng

01

Mầm non Atiêng MN Minh

Nguyệt

5 Xã Lăng 01 Mầm non Lăng

6 Xã Tr’hy

01 Mầm non Liên xã Tr’hy- Axan 7 Xã Axan

8 Xã Dang 01 Mẫu Giáo Dang

9 Xã Ch’ơm

01 Mẫu Giáo Liên xã Ch’ơm- Xã Gari

10 Xã Gari

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)