8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCLGD trường mầm non
Kế hoạch tự đánh giá trong KĐCLGD là cơ sở quan trọng để triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non. Kế hoạch tốt, chặt chẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động TĐG của nhà trường đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên: Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể... Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường.
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng nhà trường; Phó chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng nhà trường; Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường.
Hiệu trưởng trường mầm non cần xác định cấu trúc bộ máy của Hội đồng TĐG, bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc; quy định rõ chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận trong Hội đồng TĐG.
Nhà trường ban hành quyết định thành lập Hội đồng TĐG và danh sách Hội đồng TĐG được thông báo đầy đủ đến tất cả các thành viên của nhà trường. Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và giữa các thành viên, giữa Hội đồng TĐG với các bộ phận liên quan; thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy quản lý nhằm đạt được mục tiêu TĐG.
Các trường mầm non cần đảm bảo tổ chức các cuộc họp định kỳ của Hội đồng TĐG với sự tham gia đầy đủ của các thành viên nhằm kiểm tra tiến độ thực hiện để từ đó có các biện pháp với mục đích đảm bảo công tác TĐG được thực hiện đúng kế hoạch.
Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TĐG của các thành viên. Hơn thế nữa, nhà trường cần có kế hoạch quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CB, GV thực hiện công tác TĐG.
Hiệu trưởng căn cứ vào quy định của Bộ GD & ĐT để thành lập Hội đồng TĐG với thành phần và số lượng phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, phù hợp với vị trí, chức vụ, công việc của từng người.
Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.