- W1W4 – T2T3: Tăng cường quản lý chi phí vốn
4.3.3.6. Kêu gọi hợp tác, để không ngừng học hỏi và nâng cao kinh nghiệm quản lý vốn CSHT KCN, là giải pháp vừa mang tính đột phá vừa mang tính chiến lược
đối với quản lý đầu tư CSHT nói chung. Hợp tác đầu tư vừa mang lại sự đa dạng trong nguồn vốn đầu tư cho CSHT nói chung, vừa nâng cao năng lực quản lý vốn, đồng thời cũng là biện pháp chia sẻ rủi ro trong đầu tư vốn nói riêng và đầu tư kinh tế nói chung.
Hình thức đối tác công - tư (PPP) là một trong những giải pháp chính có thể tháo gỡ nút thắt huy động vốn trong bối cảnh các nước đều có xu hướng cắt giảm đầu tư công. Trong đó, Mỹ, Canada, Anh, Ôxtrâyliavà Ấn Độ tiếp tục là những mô hình chuẩn về thu hút đầu tư PPP trong 2 thập niên tới. Mô hình này đã cũng đang được xem là giải pháp thay đổi chiến lược của Việt Nam khi nhu cầu về vốn gần như chưa bao giờ đủ đối với nền kinh tế đang phát triển và nhu cầu cấp bách để xây dựng CSHT nói chung, khi nợ công đang chạm ngưỡng tối đa cho phép của một nền kinh tế.
Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, với 04 KCN và 07 cụm công nghiệp trên địa bàn, yêu cầu tạo sự phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là CSHT hạ tầng giao thông KCN, CSHT đô thị vành đai KCN, điều này đòi hỏi lượng vốn lớn. PPP sẽ là một trong những hình thức phù hợp, có nhiều lợi thế đáp ứng đòi hỏi này.
Một thuận lợi cơ bản là ngày 9 -11-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), có hiệu lực thi hành từ ngày 15-1-2011. Đây là hình thức "Nhà nước và tư nhân cùng làm" trên nguyên tắc bảo đảm thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân trong và ngoài nước nhưng không dẫn đến nợ công. Theo quy chế, tổng giá trị phần tham gia của Nhà nước sẽ không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án.
Những lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP gồm: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; y tế (bệnh viện); môi trường (nhà máy xử lý chất thải) và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định Chính phủ.
Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, dù đủ điều kiện về kỹ thuật và tài chính cũng không được tham gia. Nhưng bây giờ đã khác. Với Quy chế thí điểm, thế độc quyền được phá vỡ và sẽ rộng cửa hơn đối với lĩnh vực tư nhân, cho thấy việc cho phép các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng CSHT là phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế quốc dân (Báo Haiphong.com.vn, Mở rộng đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), ngày 14/09/2011)
Với ưu điểm như đã nêu (Xem mục 2.2.1.1), Hợp tác đầu tư vừa mang lại sự đa dạng trong nguồn vốn đầu tư cho CSHT nói chung, vừa nâng cao năng lực quản lý vốn, đồng thời cũng là biện pháp chia sẻ rủi ro trong đầu tư vốn nói riêng và đầu tư kinh tế nói chung.
Học tập kinh nghiệm thành công ở các KCN tại Bình Dương, với chính sách huy động vốn là: Không lấy tiền ngân sách, tiền vay ngân hàng để làm toàn bộ CSHT KCN mà dồn cho các chủ đầu tư toàn quyền quyết định chuyện huy động vốn theo khả năng. Kiểu “liệu cơm gắp mắm” này là một cách làm cực kỳ khôn khéo trong hàng loạt biện pháp thực thi chủ trương “trải thảm đỏ” được áp dụng đầu tiên trong cả nước.
Kết quả gần 70 KCN cả nước, dù được đầu tư CSHT lý tưởng vẫn đang trong cảnh... "xưởng không nhà trống". Nỗi buồn nhân gấp bội khi tiền làm CSHT phải vay mượn chịu lãi suất chờ ngày “đáo hạn”... Nhưng, phương thức làm ăn trên ở các KCN Bình Dương tỏ ra rất hiệu quả, với đa phần các KCN được triển khai xây dựng CSHT một cách đồng bộ, tiến độ thực hiện DA-CT đảm bảo, vốn đầu tư CSHT sớm phát huy hiệu quả, với các khoản thu về sớm tái tạo vốn đầu tư cho địa phương, tiết giảm tối đa chi phí vốn phát sinh do các yếu tố thị trường giá cả và chính sách tiền tệ.