c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
2.1.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quản của quản lý vốn đầu tư CSHT KCN bao gồm: - Tính tuân thủ nguyên tắc về sử dụng nguồn vốn, như đúng mục đích sử dụng,
giải ngân đúng dự toán,…
- Tiến độ giải ngân của vốn đầu tư, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ thực hiện dự án đầu tư, là chỉ tiêu so sánh kiểm soát khối lượng xây lắp với chi phí
vốn đầu tư (luôn cân bằng). Đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư vốn xây dựng CSHT KCN.
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hay chi phí vốn đầu tư) cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý vốn, với mục tiêu cuối cùng của vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN đem lại là các khoản thu từ việc đầu tư vốn – Đây là điểm khác biệt căn bản của vốn đầu tư CSHT KCN. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được đánh giá bằng hai chỉ tiêu hiệu quả là:
+ Chi phí vốn tối ưu, tức vốn được sử dụng đảm bảo đúng mục đích, đúng dự toán và tiết kiệm hợp lý; Tiết kiệm hợp lý bao gồm việc thực hiện chi phí vốn đúng tiến độ hoàn thành khối lượng DA-CT chất lượng và cả việc phối hợp các DA-CT liên quan sao cho khoa học nhất, nhằm đem lại lợi ích KT-XH cao nhất cho vốn đầu tư.
+ Kết quả mang lại từ việc đầu tư vốn tối đa, hiệu quả của việc đầu tư xây dựng CSHT KCN là các khoản thu từ việc cho thuê CSHT là tối đa. Do tính chất đầu tư CSHT KCN thường kéo dài, nên chỉ tiêu này thường được đánh giá chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng CSHT KCN gồm: Tiến độ cho thuê đất, tỷ lệ lấp đầy KCN, thu từ việc cho thuê CSHT,…