c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
2.1.4. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN hiệu quả
Để đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả chúng ta cần lắm bắt được một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
Kết quả vốn đầu tư
Kết quả của hoạt động đầu tư được thể hiện qua khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động đầu tư, các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc,… và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư thực hiện. Như vậy, kết quả vốn đầu tư là khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện so với dự toán vốn đầu tư.
Nguyên tắc tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện được chia theo qui mô dự án: Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài vốn đầu tư được tính khi từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của dự án đầu tư đã hoàn thành; Đối với dự án đầu tư có quy mô nhỏ có thời gian thực hiện ngắn thì số vốn đầu tư đã chi tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư đã thực hiện.
Để số vốn đã chi được tính vào vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau:
+ Vốn đầu tư của các công tác xây dựng được tính theo phưong pháp đơn giá, nhưng phải căn cứ vào bảng đơn giá quy định của nhà nước và căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng hoàn thành.
+ Vốn đầu tư đối với công tác lắp đặt thiết bị máy móc, phương pháp tính mức vốn đầu tư thực hiện cũng tương tự như đối với công tác xây dựng.
+ Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc cần lắp đặt được xác định căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận, chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận.
+ Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc không cần lắp đặt được xác định căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng và nhập kho.
+ Nếu đã có đơn giá thì áp dụng phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện như đối với công tác xây lắp.
+ Nếu chưa có đơn giá thì tính vào vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực thu, thực chi.
Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
Tùy thuộc vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng, các kết quả tính toán trong công tác và kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN. Cần phân biệt các hiệu quả tài chính và hiệu quả KT-XH của vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN.
do sự phát sinh tác dụng của kết quả đầu tư mang lại cho nền kinh tế. Do vậy, hiệu quả tài chính là mối quan tâm và là mục tiêu của các ngành và của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT KCN nhằm mục tiêu tái sản xuất mở rộng tài sản cố định đòi hỏi nguồn lực lớn và mang lại kết quả sau thời gian dài. Vì vậy, việc bỏ vốn khi nào, khoảng thời gian bao lâu, khi nào vốn được hoàn lại, sử dụng hợp lý không... là những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT KCN. Việc xác định hiệu quả tài chính là cơ sở để cho các ngành, cho nền kinh tế lựa chọn hướng đầu tư xây dựng CSHT KCN và có kế hoạch đầu tư.
Hiệu quả tài chính xác định bằng kết quả đạt được nhờ sử dụng các vốn đầu tư bỏ ra. Đối với nền kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa tăng thu nhập quốc dân so với tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất đã mang hiệu quả đó. Hiệu quả thực hiện đầu tư rất đa dạng, do đó cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá, phân tích:
- Hiện giá thuần (NPV), là khoản chênh lệch giữa tổng hiện giá của lợi ích dự án mang lại với chi phí vốn tạo ra lợi ích đó:
(2-4)
Trong đó: ICO : Vốn đầu tư ban đầu
NCFt/ CFt : Dòng tiền ròng ở thời kỳ t (t=1-n) r : Suất chiết khấu
- Suất nội hoàn (IRR), là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng nhất của dự án, tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu, mà với tỷ suất này, hiện giá thu nhập thuần NPV của dự án bằng không.
(2-5) Có thể dùng phương pháp nội suy để tính IRR với:
r1 – Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV1
r2 – Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV2 ∑ = + + − = n t t t r NCF ICO NPV 1 (1 ) ∑ = + + − = = n t t t IRR NCF ICO NPV 1 (1 ) 0
Khi đó IRR được tính bằng công thức nội suy: (2-6)
- Thời gian hoàn vốn, là số năm cần thiết để dòng tiền ròng (NCF) do dự án sinh ra bù đắp đầy đủ lượng vốn chi ban đầu (ICO).
- Với dự án vốn đầu tư CSHT KCN là một loại dự án có quy mô, nên ta có thể xác định quy mô tối ưu của dự án theo suất nội hoàn biên (MIRR), với quy tắc sử dụng là: Gia tăng quy mô dự án cho đến khi MIRR bằng với suất chiết khấu dùng để tính NPV của dự án đó.
- Hiệu quả KT-XH của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT KCN nói riêng và CSHT nói chung được đánh giá bằng các chỉ tiêu KT-XH như sau:
Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuế doanh thu, phí sử dụng công trình, thuế đất,...)
Số lao động có việc làm do thực hiện đầu tư bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (nâng cao mức sống của dân cư do thực hiện dự án).
Tăng thu và tiết kiệm ngoại hối: Nó cho mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt động đầu tư xây dựng CSHT đem lại.
Một số chỉ tiêu khác: Tác động môi trường; Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động; Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế,.... của địa phương, quốc gia có công trình đầu tư.
Tóm lại, việc kết hợp hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của đầu tư xây dựng CSHT KCN sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ những luận cứ cho các nhà quản lý đầu tư. Để từ đó các nhà quản lý đầu tư có thể quản lý một cách tốt nhất vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN đúng mục đích trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
+ − + = 2 1 1 1 2 1 ( ) NPV NPV NPV x r r r IRR
CSHT KCN