Tích hợp các DA-CT xây dựng CSHT KCN và CSHT phụ trợ, nhằm tập trung các nguồn lực quản lý và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, là giải pháp nâng

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 107 - 109)

- W1W4 – T2T3: Tăng cường quản lý chi phí vốn

4.3.3.5. Tích hợp các DA-CT xây dựng CSHT KCN và CSHT phụ trợ, nhằm tập trung các nguồn lực quản lý và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, là giải pháp nâng

trung các nguồn lực quản lý và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, là giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng CSHT nói chung, khắc phục các hạn chế về nguồn vốn đầu tư, về công tác huy động vốn. Đồng thời tập trung được các nguồn lực quản lý như: Trang thiết bị quản lý, nguồn nhân lực, nguồn huy động vốn,…; Nâng cao sự phối hợp giữa các chủ thể liên quan trong công tác quản lý qui hoạch đầu tư, quản lý đầu tư, quản lý triển khai DA-CT, quản lý vốn, sử dụng vốn, thi công xây dựng,…

Tích hợp các DA-CT xây dựng CSHT KCN với các DA-CT CSHT phụ trợ tại địa phương. Như, kết hợp giữa đường sá, cầu cống, cấp thoát nước, xử lí nước thải, … Qua đó vừa tránh thất thoát lãnh phí vốn, vừa tiết kiệm chi phí phát sinh có thể trong quá trình thi công DA-CT. Như: Tái sửa chữa mặt đường đường vào KCN bị hư hại do lưu lượng phương tiện ra vào KCN tăng quá cao, các công trình điện bị ảnh hưởng do quá tải, hệ thống kênh mương thoát nước bị KCN xả thải quá mức cho phép,…

Các điều kiện hạ tầng tối thiểu trong và ngoài hàng rào KCN, phục vụ KCN không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngay như đường vào KCN Hố Nai xuyên qua khu dân cư là đường rất nhỏ hẹp không phù hợp so với lưu lượng xe và

chủng loại xe ra, vào KCN nhưng vẫn tồn tại khá lâu mà chưa có giải pháp thay thế hay nâng cấp.

Dẫn chứng, Đường nối từ cầu Sập (xa lộ Hà Nội) vào KCN Hố Nai là đường lớn và có khả năng nâng cấp nhanh hơn, đã có nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị từ doanh nghiệp nhưng chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm nâng cấp con đường này. Từ đó, phát sinh những bức xúc từ các doanh nghiệp, người lao động và dân cư trong vùng "giáp ranh",…

Vốn huy động cho đầu tư xây dựng CSHT KCN và CSHT vùng giáp ranh hàng năm đều tăng, chứng tỏ hiệu quả của việc qui hoạch đầu tư chưa gắn kết với nhu cầu thực tiễn, nhu cầu cấp bách, quản lý đầu tư chưa đem lại hiệu quả tối ưu.

Quản lý của việc tích hợp dự án - Tập trung nguồn lực của dự án khi triển khai dự án xây dựng CSHT KCN tại địa bàn huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Nhằm đảm bảo thời gian và tiến độ xây dựng CSHT KCN một cách đồng bộ. Từ đó, sớm đưa KCN vào khai thác tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và tái đầu tư vốn.

* Tham khảo, Nguyễn Minh Nghị, Giáo trình giảng dạy Khối tri thức quản trị dự án, PMBOK, Công ty NDV Project Management Services.

Sơ đồ 4-4. Quá trình Quản lý tích hợp dự án.

phối hợp các mảng quản lý dự án khác nhau trong các Nhóm Tiến trình QLDA. - Tập trung chủ yếu vào việc tích hợp thật hiệu quả những tiến trình cần

thiết để đạt mục tiêu của dự án trong phạm vi các qui trình đã xác lập của tổ chức.

- Bao gồm những tiến trình cần thiết để bao đảm các thành phần khác nhau của dự án được phối hợp nhịp nhàng

- Bao gồm việc cân nhắc giữa những mục tiêu và phương án cạnh tranh để đạt hoặc vượt yêu cầu và kỳ vọng của các bên hữu quan

- Lựa chọn nơi để tập trung nguồn lực và nỗ lực vào một ngày nhất định.

- Dự kiến những vấn đề có khả năng xảy ra và đối sách trước khi những vấn đề này trở nên nghiêm trọng.

- Điều phối công việc vì lợi ích của dự án.

Đa số các nhà quản lý dự án có kinh nghiệm đều biết rằng không có cách duy nhất nào để QLDA. Họ áp dụng kiến thức, kỹ năng và các tiến trình QLDA theo các thứ tự và mức độ khác nhau để đạt đến kết quả mong muốn của dự án.

- Theo dõi và Kiểm soát Công việc: Theo dõi và kiểm soát các tiến trình khởi động, lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc dự án để đạt mục tiêu qui định trong kế hoạch QLDA. Việc này bao gồm thu thập, đo lường, kiểm soát, dự báo và diển giải thông tin kết quả thực hiện để xác định những điều chỉnh.

- Kiểm soát Tích hợp các Thay đổi: Thẩm tra mọi yêu cầu thay đổi, chấp thuận thay đổi và kiềm soát các thay đổi về kết xuất của dự án. Qua đó thấy được tình hình của dự án khi thực hiện thay đổi.

- Kết thúc Dự án: Hoàn tất các hoạt động tại các nhóm tiến trình QLDA để chính thức kế thúc dự án hay một giai đoạn của dự án

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w