c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
2.2.2.3. Các chủ trương, chính sách và biện pháp hiện có trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
đầu tư xây dựng CSHT KCN
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN là một bộ phận hợp thành của chính sách tài chính quốc gia, bao gồm một hệ thống các định hướng lớn của Nhà nước để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH trong một thời kì nhất định. Để nâng cao hiệu quả huy động và quản lý vốn, Đảng và Nhà nước đã đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước như sau.
Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án cần tránh đầu tư dàn trải là rất quan trọng. Các tỉnh, thành phố cũng cần tránh tình trạng nôn nóng, hay đầu tư theo kiểu phong trào, đầu tư chủ quan duy ý chí. Chấm dứt tình trạng dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, đã giao hay chỉ định thầu cho doanh nghiệp triển khai thi công, vay vốn ngân hàng cho đầu tư, để lại hậu quả nặng nề, giảm hiệu quả sử dụng vốn, …
Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp chặt trẽ của các đơn vị trong ngành tài chính, như: Thực hiện giao dịch qua ngân hàng, thu thuế và lệ phí, bảo hiểm,... bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đẩy nhanh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và tổ
chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối lượng vốn lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. Các NHTM cổ phần cũng cần nâng cao khả năng quản trị kinh doanh vốn, khuyến khích đầu tư vốn trên thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng phát triển.
Tiếp tục đổi mới và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của Việt kiều, vốn đầu tư của người dân,... Cần vừa thúc đẩy các kênh xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư, vừa cải tiến các quy trình, thủ tục, vừa chống tiêu cực, phiền hà, nhưng phải giám sát chặt trẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, chống các hoạt động lừa đảo hay tiêu cực khác. “Trích dẫn, Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH – Tạp chí Cộng sản năm 2007"
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng ngày càng được nâng cao, với hàng loạt các văn bản pháp qui của nhà nước liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đã được ban hành, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý (Phụ lục 2). Các văn bản chính sách liên quan đến quá trình sử dụng vốn, quản lý chi phí vốn trong đầu tư xây dựng đang là cơ sở thực hiện, như qui định mẫu bắt buộc. (Phụ lục 3)