c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
2.2.2.4. Các bài học rút ra trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
Từ những kết quả đã đạt được và những trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT, trong thời gian qua chúng ta rút ra những bài học chủ yếu sau
Cần nhận thức đúng đắn trong công tác qui hoạch và khai thác các nguồn lực đặc biệt là vốn cho xây dựng CSHT KCN đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng. Cân bằng nguồn lực, vốn nội sinh, vốn tự có thay vì phụ thuộc quá nhiều vào vốn bên ngoài, vốn vay. Cần gắn kết lồng ghép chiến lược qui hoạch CSHT KCN với chiến lược phát triển, các chính sách và quy hoạch phát triển ngành, vùng và quốc gia, cũng như các kế hoạch dài hạn và hàng năm.
Để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng vốn, hệ thống văn bản pháp quy phải được thay đổi theo hướng minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao, quy định
trách nhiệm giữa các cơ quan phải thật rõ ràng, bổ xung những nội dung còn thiếu như quy chế mua sắm trong khi thực hiện dự án, quy chế sử dụng công sản sau dự án, cơ chế tạo lập vốn đối ứng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát…
Thủ tục hành chính, pháp lý còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ; Như trong khâu phê duyệt thiết kế chi tiết, dự toán, nội dung đấu thầu còn nhiều thủ tục rườm rà làm cho thời gian kéo dài, dự án thực hiện có nhiều khác biệt so với ban đầu, phải bổ sung và điều chỉnh dự án nhiều lần. Mô hình tổ chức triển khai dự án nơi thì rườm rà, qua nhiều cấp trung gian, phân công trách nhiệm không rõ ràng, nơi thì lại độc quyền và lạm quyền quyết định từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc, làm chậm giải ngân vốn, tiến độ thực hiện dự án và thất thoát vốn đầu tư.
Chưa có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành, BQL dự án, chính quyền địa phương,…để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đặc biệt là khâu phối hợp trong công tác GPMB thường thiếu nhất quán và đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thi công thường bị ảnh hưởng kéo dài thời gian, làm tiến độ giải ngân chậm.
Về con người, với trình độ, năng lực quản lý và giám sát của các BQL dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu kiến thức về quản lý, tài chính… đó là chưa kể đến thói quen làm việc thụ động, thiếu kế hoạch,…
Vấn đề tài chính, thì việc bố trí vốn đối ứng còn thiếu hoặc chưa kịp thời và tâm lý dựa vào vốn đối ứng vẫn còn nặng. Thời hạn xử lý các phiếu thanh toán của các nhà thầu kéo dài do kho bạc đòi hỏi rất nhiều thủ tục, từ đó giải ngân bị chậm. Trong công tác quản lý thi công và giám sát quá trình sử dụng vốn còn mang tính thủ tục, đôi khi tiêu cực, dẫn đến hiệu quả của công trình dự án có chất lượng kém, hiệu quả kinh tế của dự án không đảm bảo. Vì vậy, sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng sẽ bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án có hiệu quả, phòng và chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Cần mở rộng thành phần kể cả khu vực tư nhân được tiếp cận và sử dụng vốn tự có và vốn tài trợ cho xây dựng CSHT; Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các loại vốn nhà nước, tư nhân,…; Hoàn thiện các thể chế trong công tác giám sát sử dụng vốn đầu tư công trình CSHT theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB, CSHT trước đây đã được một số đề tài trước đây, bao gồm cả các đề tài mang phạm vi nghiên cứu rộng trên phạm vi quốc gia, hay một số đề tài nghiên cứu ở phạm vi địa phương, bao gồm:
- Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, Mã số đề tài: 20242, của tác giả Trần Quang Thọ, năm 2008
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB để phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay, của tác giả Đào Xuân Cường, năm 2001.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số, tác giả Phan Anh Đức, năm 2005
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình quản lý vòng đời dự án (PCM-FASID) trong việc đánh giá sau dự án xây dựng CSHT đường bộ tại Việt Nam, Mã số: 60.58.30, của tác giả Nguyễn Văn Cường, năm 2011.
- Mô hình quản lý đầu tư và XDCT CSHT – Dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực giảm nghèo miền Trung, Mã ADB TA 3772 –VIE, của Bộ kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng phát triển Châu Á, năm 2003.
- Đề tài nghiên cứu “Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Tỉnh Đồng Nai: Thực trạng và giải pháp”, của chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Bùi Anh Tuấn và các đồng tác giả: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ, ThS. Trịnh Anh Đức, ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, TS. Phạm Thái Hưng, ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm, ThS. Đào Lê Thanh, ThS. Tạ Mạnh Thắng, ThS. Nguyễn Ngọc Tuân, ThS. Hà Sơn Tùng, ThS. Nguyễn Huy
Trung.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN, tại Huyện Trảng Bom nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trước giúp cho tác giả nhìn nhận được góc độ tiếp cận và các kinh nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra cho mình là đưa ra giải pháp quản lý vốn xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng nai.