- W1W4 – T2T3: Tăng cường quản lý chi phí vốn
4.3.3.3. Tăng cường quản lý chi phí vốn và quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả và bảo toàn vốn đầu tư CSHT KCN , là giải pháp cần thiết hạn chế thất thoát chi phí ở
bảo toàn vốn đầu tư CSHT KCN, là giải pháp cần thiết hạn chế thất thoát chi phí ở các DA-CT CSHT, và CSHT KCN nói riêng. Đồng thời, quản trị rủi ro là công tác có thể xem là quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, bảo toàn vốn đầu tư và hiệu quả quản lý đầu tư. Có thể nói quản lý chi phí của dự án chính là quản lý vốn của DA và quản trị rủi ro của dự án cũng đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro vồn đầu tư.
Quản lý chi phí vốn của DA, là các tiến trình bao gồm lập kế hoạch, dự toán, lập ngân sách và kiểm soát chi phí vốn để hoàn thành DA trong khuôn khổ ngân sách được duyệt. Công tác quản lý chi phí của dự án phải xét đến nhu cầu thông tin của các bên hữu quan, ví dụ nhiều người trong số họ có thể đo chi phí DA bằng
nhiều cách khác nhau và tại nhiều thời điểm khác nhau. Chi phí được tính trong suốt chu kỳ sống, cùng với Kỹ thuật Đánh giá (Value Engineering), có thể giúp lãnh đạo quyết định tốt hơn và để giảm thời gian và chi phí thực hiện. Kỹ thuật bao gồm: - Dự toán chi phí vốn: Ước lượng chi phí sử dụng các nguồn lực cần thiết để hoàn
thành các hoạt động dự án.
- Lập ngân sách chi phí vốn: Tổng hợp các chi phí ước tính của các hoạt động hoặc gói công tác riêng lẻ thành một kế hoạch cơ sở về chi phí.
- Kiểm soát chi phí vốn: Tác động đến những yếu tố làm thay đổi chi phí và kiểm soát các thay đổi ngân sách dự án.
* Tham khảo, Nguyễn Minh Nghị, Giáo trình giảng dạy Khối tri thức quản trị dự án, PMBOK, Công ty NDV Project Management Services.
Sơ đồ 4-2. Quản lý chi phí vốn của dự án.
Quản trị rủi ro chi phí vốn, Quản lý rủi ro là một kỹ thuật quản lý để nhận ra những mối đe dọa đến sự thành công của dự án, xác định, phân tích và thực hiện các biện pháp (đối sách) khắc phục. Đây là một bộ phận của các chức năng quản lý dự án nói chung và quản lý vốn nói riêng và bổ sung cho hoạt động quản lý chi phí, lịch trình và phạm vi công việc. Quản trị rủi ro là một thành phần chủ yếu của công tác quản lý dự án chuyên nghiệp và hiệu quả. Mục tiêu của quản lý rủi ro là tăng xác suất và tác động của những sự kiện tích cực (cơ hội) và giảm xác suất và tác động của những sự kiện tiêu cực (rủi ro) đối với dự án.
- Lập kế hoạch Quản lý rủi ro: Quyết định cách tiếp cận, lập kế hoạchvà thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro của một dự án.
- Nhận diện Rủi ro: Xác định những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến dự án và ghi ra văn bản những đặc điểm của chúng.
- Phân tích Định tính Rủi ro: Phân loại ưu tiên các rủi ro để sau này phân tích hoặc có biện pháp đánh giá và tổng hợp xác suất xảy ra cũng như tác động của chúng. - Phân tích Định lượng Rủi ro: Phân tích bằng số liệu ảnh hưởng của các rủi ro đã
nhận diện đối với toàn bộ mục tiêu của dự án.
- Lập Kế hoạch Đối phó Rủi ro: Đề xuất các phương án và biện pháp để tăng thêm cơ hội và giảm các mối đe dọa đối với mục tiêu dự án.
- Theo dõi và Kiểm soát Rủi ro: Theo dõi rủi ro đã nhận diện, giám sát rủi ro còn tồn tại, nhận diện rủi ro mới, thực hiện kế hoạch đối phó rủi ro và đánh giá hiệu quả của những biện pháp này trong suốt chu kỳ sống của dự án.