Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 46 - 48)

c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN

2.2.1.2.Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở Việt Nam

Từ trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam là một nước có nền kinh tế lạc hậu, CSHT phát triển chậm chạm do thiếu vốn, bởi nền kinh tế kiệt quệ vì chiến tranh triền miên. Do vậy, kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT theo đó cũng yếu; Phương cách quản lý theo kiểu tập trung, tình trạng quan liêu bao cấp, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT thường tập trung tại các cơ quan hành chính nhà nước theo phân cấp hành chính, các đơn vị huy động vốn và sử dụng vốn đa số là các đơn vị trực thuộc nhà nước (công ty nhà nước, hợp tác xã công nghiệp). Vì vậy, bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động thiếu nhất quán và kém năng động, công thêm do trình độ quản lý và chính sách chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả đem lại của công tác quản lý kém.

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế theo hướng mở cửa kêu gọi đầu tư ở mọi thành phần kinh tế cả trong nước và nước ngoài. Vốn đầu tư và đầu tư xây dựng CSHT ngày càng đa dạng, gia tăng về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các hình thức đầu tư và quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT phong phú.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, giai đoạn 1994-2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đôla... (Huỳnh Thế Du, Mô hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế, Thời báo kinh tế sài gòn, số ra ngày 23/02/2011)

yếu. Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông. Riêng đối với đầu tư CSHT KCN của Việt Nam, mô hình này được áp dụng khá linh hoạt với hàng loạt các hạng mục đầu tư, các KCN có sự tham gia của tư nhân theo hình thức Nhà nước giao đất, các doanh nghiệp (nhà nước hoặc tư nhân) đầu tư sau đó cùng sở hữu, khai thác (các nhà đầu tư CSHT thu phí sử dụng, nhà nước thu thuế).

Như vậy, Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Chúng ta cần lắm rõ hơn về thuận lợi và hạn chế của mô hình: Thuận lợi: Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích (thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án. Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp. Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân (PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp. Hạn chế: PPP ngụ ý việc khu vực công cộng mất quyền kiểm soát quản lý và vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Cần có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập môi trường pháp lý để khuyến khích thích đáng; Cần đảm bảo rằng tư nhân có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện PPP; Không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc dài hạn tương đối không linh hoạt.

Từ đó cần có một số biện pháp đồng bộ khi áp dụng hình thức PPP vào Việt Nam để có hiệu quả là:

Thứ nhất: Tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp, luật BOT/PPP, khung quy định về các khu vực rõ ràng. Đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển CSHT nói riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả", tăng giá trị vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP.

đầu tư tư nhân nên tập trung hơn vào mô hình hợp tác công tư, trong đó nhà đầu tư tích cực tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO hơn là chỉ đóng góp kinh nghiệm, khả năng điều hành quản lý như thiết kế-xây dựng hay vận hành-bảo dưỡng.

Thứ ba: Các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về vốn có thể một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư. Riêng đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều công ty theo hình thức cổ phần nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Thứ tư: Do các dự án xây dựng CSHT chịu nhiều tác động của chính sách cũng như hoàn cảnh xã hội nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền.

Thứ năm: Có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo chính phủ thực hiện cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, tiết kiệm chi phí xây dựng CSHT.

Việc nâng cao kinh nghiệm đã ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn xây dựng CSHT, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, do mở cửa nền kinh tế quá nhanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, đặc biệt là đầu tư XDCB, CSHT. Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng theo đó đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Tình trạng đầu tư thiếu cân bằng giữa các địa phương và vùng miền kinh tế; Tình trạng thiếu kiểm soát, đầu tư dàn trải, tiến độ đầu tư chậm,… dẫn đến hiệu quả kinh tế kém hơn dự kiến.

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 46 - 48)