PHẦN III: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 57 - 60)

NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI3.1.1. Đặc điểm chung của Huyện Trảng Bom 3.1.1. Đặc điểm chung của Huyện Trảng Bom

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí, Huyện Trảng Bom cách TP.Hồ Chí Minh 50 km về phía Đông Bắc, Có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy ngang qua. Mặt khác, Huyện Trảng Bom nằm trong vùng tam giác quy hoạch phát triển KT- XH của khu vực phía Nam gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển KT-XH của huyện, là yếu tố thuận lợi để huyện mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Khí hậu, Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng khí hậu vùng Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng, thường bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4, nắng nhiều trung bình khoảng 2.600–2.700 giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong năm trung bình 25oC–26oC.

- Đất đai, Huyện chủ yếu có ba loại đất chính là: Đất đỏ Bazan 3.834 ha chiếm khoảng 11,8% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất đen có diện tích 16.425ha chiếm 50,4%, nhóm đất thứ ba là đất xám, đất Phù sa cổ, có diện tích 11.737ha chiếm 36% diện tích của toàn Huyện, còn lại là đất Gley và đất tầng mỏng.

3.1.1.2. Điều kiện KT-XH

- Tốc độ CNH-HĐH, Trảng Bom là một huyện trong 11 huyện, thị, thành phố của tỉnh Đồng Nai, đựơc tách ra từ huyện Thống Nhất cũ theo nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính Phủ. Huyện Trảng Bom gồm có 17 đơn vị hành chính cấp xã - thị trấn. Về địa giới, Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp với huyện Long Thành, phía Đông giáp với huyện Thống Nhất và phía Tây giáp với Thành Phố Biên Hòa.

Huyện Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần với các trung tâm kinh tế lớn, có hệ thống giao thông đường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế toàn diện, cả công nghiệp, dịch vụ, và nông-lâm nghiệp đã tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Trong đó, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao 73,7%, đây là tiền đề để đẩy mạnh trong quá trình CNH-HĐH.

- Tình hình dân số và lao động, Dân số của Huyện hiện nay là 245.524 người được phân bổ cho 16 xã và 1 thị trấn. Trong đó, Nam chiếm 49,9%, tỷ lệ Nữ là 50,1% trên tổng dân số. Mật độ dân số trung bình 571 người/km2. Dân số nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 53,54% trên tổng số dân, lao động làm việc chiến 80,58%. Có 16 dân tộc trên địa bàn Huyện, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 84,3%. Các dân tộc khác chiếm 15,7%. Huyện Trảng Bom là một huyện có tỷ lệ đồng bào Thiên chúa giáo thuộc loại cao trong cả nước, chiếm gần 51% dân số huyện, Phật giáo chiếm 10,5%, không tôn giáo chiếm 37,33%, còn lại là đạo Tin Lành và các đạo giáo khác.

- Tình hình phát triển KT-XH, Theo báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2006-2010), Trảng Bom đã đạt nhưng thành tự to lớn về mọi mặt;

+ Về kinh tế, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 22,8%/ năm; Trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 26,6%/năm, dịch vụ tăng 20,5 %/năm, nông nghiệp tăng 6,5 %/năm. GDP bình quân đầu người dự ước đến cuối năm 2010 đạt 34,4 triệu đồng (tương đương 2.439 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng công nghiệp 17%, dịch vụ 21,6% và nông nghiệp 8,4% GDP (so với năm 2005 cơ cấu tương ứng: 58,3%, 22,5% và 19,2%).

+ Về huy động vốn và tín dụng, đạt được thành tựu to lớn, với Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 16.249 tỷ đồng, chiếm 51,7% so với GDP. Ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tổng thu ngân sách đạt 3.406 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm (tỷ lệ 10,8% GDP hàng năm. Chi ngân sách tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên cho đầu tư phát triển và sự nghiệp các ngành KT-XH.

+ Về văn hóa – xã hội, có bước chuyển biến tốt với công tác nâng cao nguồn nhân lực được chú trọng, trên địa bàn đã có 01 trường đại học, 02 trường cao

đẳng, 01 trung tâm dạy nghề Huyện và 05 cơ sở dạy nghề tư thục; Hàng năm đào tạo được trên 5.000 học viên, đã góp phần tích cực bổ sung nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH chủa huyện nói riêng và tỉnh nói chung.

+ Về khoa học - công nghệ, đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính địa phương. Kết hợp với công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý cán bộ các cấp là cơ sở cho việc triển khai mô hình “một cửa” và một cửa liên thông” tại địa phương đạt kết quả khá, giảm phiền hà, tăng niềm tin của các tổ chức doanh nghiệp và công dân đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.

+ Các mặt khác, tăng cường an ninh quốc phòng, công tác quản lý kinh tế, quản lý thuế, phòng chống tham nhũng, chăm lo đời sống xã hội cho nhân dân,… đạt được những bước chuyển biến tốt, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

- CSHT và vật chất kỹ thuật H.Trảng Bom, Cơ cấu cơ quan hành chính Huyện có 17 đơn vị hành chính, gồm: 1 thị trấn và 16 xã : Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hoà, Đông Hoà, Trung Hoà, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Cây Gáo, Đồi 61, Thanh Bình.

+ Hạ tầng kỹ thuật: Đã đầu tư xây dựng được 42 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 27,659 km, trong đó đường nhựa 26,989, còn lại là đường cấp phối sỏi đỏ. Tỷ lệ nhựa hóa đạt 90%. Hệ thống cấp nước máy đã được triển khai trên địa bàn, nguồn nước an toàn vệ sinh, giảm tình trạng khan hiếm nước mùa khô.

+ Hạ tầng xã hội: Giáo dục: Hệ thống trường học trên địa bàn được đầu tư xây dựng khá khang trang bao gồm: 31 trường mẫu giáo, 32 trường tiểu học, 18 trường THCS, 19 trường THPT đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học,… Y tế: Trên địa bàn có bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế đang hoạt động. Đang nâng cấp, xây dựng mới bệnh viện 200 giường, trung tâm y tế và trạm y tế thị trấn đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Thương mại dịch vụ: Hầu hết các xã đều có chợ và 01 chợ trung tâm Huyện với 36 kios và 172 sạp. Có 1.135 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ trải đều trên khắp địa bàn. Thể dục thể thao: Có Trung tâm

văn hóa thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và lao động tại địa phương.

3.1.2. Đặc điểm KCN trên địa bàn Huyện Trảng Bom

Hiện nay, Trảng Bom có 4 KCN đã và đang họat động như: KCN Hố Nai nằm trong khu vực xã Hố Nai 3, KCN Sông Mây thuộc xã Bắc Sơn, KCN Bàu Xéo thuộc địa bàn xã Sông Trầu, KCN Giang Điền thuộc xã Giang Điền. Đến nay, đã có 03 KCN đi vào hoạt động (Hố Nai, Sông Mây và Bàu Xéo), với tổng diện tích lấp đầy 82,5% giai đoạn I (557ha/ 675ha), thu hút 187 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD (đến nay có 127 dự án đi vào sản xuất), thu hút trên 70.000 lao động, riêng KCN Giang Điền đang triển khai thu hồi đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Ngoài ra, toàn huyện còn quy hoạch 07 cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt là: Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Hố Nai 3 (đã lấp đầy) và các cụm công nghiệp Hưng Thịnh, Sông Thao, Thanh Bình, An Viễn, Suối Sao, Hố Nai A (đang trong thời kỳ kêu gọi đầu tư). Công tác quy hoạch các KCN và cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành chi tiết 6/7 cụm công nghiệp với 267ha, đang trong quá trình kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng.

Huy động và thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN trên địa bàn Huyện được giao trực tiếp cho các chủ đầu tư; Công ty liên doanh KCN Sông Mây với KCN Sông Mây, KCN Bàu xéo với chủ đầu tư CSHT là Cty CP Thống Nhất (đơn vị góp vốn bởi Cty Tín Nghĩ, Cty Cao su Đồng Nai và Tcty Cao su Việt Nam), Cty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) là chủ đầu tư KCN Giang Điền,…

Nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển xây dựng CSHT KCN. BQL KCN kết hợp với chủ đầu tư cùng đưa ra giải pháp về tài chính như: Cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển KCN nói chung và xây dựng CSHT nói riêng,…

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Khung nghiên cứu 3.2.1. Khung nghiên cứu

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT KCN XÂY DỰNG CSHT KCN

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại H.Trảng Bom

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w