PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 112 - 115)

- W1W4 – T2T3: Tăng cường quản lý chi phí vốn

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Quản lý vốn đầu tư CSHT nói chung và CSHT KCN nói riêng hiện nay là vấn đề được hầu hết tất cả các địa phương, tỉnh thành và cả nước quan tâm với mức độ quan trọng hàng đầu của nó trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH tại mỗi địa phương. Huyện Trảng Bom, Đồng Nai cũng không ngoại lệ với phân bố đến 04 KCN đang hoạt động và phát triển mở rộng cộng thêm 07 cụm công nghiệp, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn cho xây dựng CSHT. Từ những điều kiện đặc thù về các nguồn lực còn hạn chế, tồn tại và phát sinh những khó khăn trong quản lý vốn đầu tư,… đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của địa phương. Xuất phát từ đòi hỏi đó và thời gian cũng như khả năng cho phép, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng Bom, Đồng Nai”

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận có liên quan đến quản lý vốn đầu tư CSHT nói chung và CSHT KCN nói riêng; Tham khảo các tài liệu khoa học và các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan; Nghiên cứu điều kiện hình thành, phát triển; Kết quả điều tra thực tế đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB CSHT KCN và CSHT phụ trợ tại địa bàn huyện Trảng Bom, Đồng Nai; Với phương pháp nghiên cứu phù hợp chúng tôi đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề như sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư CSHT, CSHT KCN; Qua lý luận và thực tiễn dẫn tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư CSHT KCN là rất cần thiết, trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, nhu cầu đòi hỏi khối lượng vốn cho đầu tư lại cao. Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư CSHT KCN và CSHT phụ trợ không những trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương mà còn nâng cao gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế địa phương ngày càng ổn định và phát triển.

- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý vốn đầu tư CSHT, CSHT KCN; Thông qua việc tìm hiểu, điều tra khảo sát, thu thập thông tin, phân tích số liệu… Chúng tôi nhận ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN về các mặt như: Tiến độ giải ngân vốn đầu tư, hiệu quả quản lý chi phí vốn, hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng CSHT,… Phát hiện một số hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN như: Thời gian của dự án kéo dài, tiến độ giải ngân chậm nên vốn đầu tư bị ứ đọng, trong khi vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN lại thiếu; Chi phí vốn đầu tư phát sinh khá lớn; Công tác quản lý còn chưa hiệu quả với quy trình quản lý chưa được thống nhất và mang tính phối hợp; Việc tích hợp các DA-CT xây dựng CSHT KCN và DA-CT xây dựng CSHT phụ trợ KCN chưa được quan tâm, dẫn đến đầu tư chồng chéo; Thủ tục hành chính còn rườm rà, trùng lắp; Nguồn nhân lực yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng,…

- Dựa trên kết quả phân tích thực trạng và Mô hình ma trận SWOT Chúng tôi đã đưa ra 06 giải pháp cơ bản (nòng cốt) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại H.Trảng Bom, Đồng Nai. 06 giải pháp cơ bản đối với các đối tượng nghiên cứu liên quan (đối tượng quản lý vốn và sử dụng vốn) quản lý vốn đầu tư XD CSHT KCN và CSHT phụ trợ KCN tại địa bàn. Các giải pháp này là những vấn đề mang tính chất rất “cấp thiết” với địa phương. Vì vậy, cần kịp thời vận dụng chính sách mới của Đảng và Nhà nước, kết hợp với việc học hỏi có chọn lọc từ các địa phương khác trên cả nước để giải quyết một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đối với Huyện Trảng Bom, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư CSHT KCN và CSHT phụ trợ tại địa bàn huyện là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Do vậy, Huyện cần chủ động kết hợp với BQL KCN và cơ quan ban ngành của tỉnh Đồng Nai, triển khai nhanh các giải pháp trước mặt như: Đổi mới công tác quản lý đi đôi với tăng cường kiểm tra kiểm soát và giám sát chặt trẽ quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN; Xây dựng cơ chế quản lý có sự phối hợp giữa các chủ thể quản lý, cơ chế giải quyết tập trung “một cửa, một chỗ”; Tập trung các nguồn lực

để thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSHT KCN; Tích hợp các DA-CT có thể kết nối với CSHT KCN, nhằm tối ưu hóa hiệu quả vốn;…

- Đối với BQL KCN và cơ quan ban ngành liên quan của Tỉnh Đồng Nai, cần xây dựng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng CSHT KCN đối với các chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án đầu tư thực hiện đúng tiến độ, góp phần đảm bảo hiệu quả KT-XH chung cho dự án. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho các đối tượng trong và ngoài quốc doanh tham gia góp vốn, đầu tư xây dựng CSHT KCN trên địa bàn. Phối hợp với địa phương giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến giải quyết khiếu kiện khiếu nại trong khâu bồi thường, đền bù, giải tỏa liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng GPMB cho xây dựng CSHT KCN.

- Đối với nhà nước, Cần hoàn thiện các văn bản pháp qui liên quan đến việc tích hợp vốn đầu tư cho xây dựng CSHT, như hợp tác công tư (PPP), tư nhân hóa đầu tư CSHT KCN… Tạo sự đa dạng hóa về vốn đầu tư cho XDCB CSHT nói riêng và đầu tư phát triển nói chung.

- Đối với các nhà khoa học, các chuyên gia, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư CSHT KCN và CSHT phụ trợ KCN là vấn đề mới được đề cập, rất cần sự tham gia phản biện, quan tâm nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các tính toán, phân tích đầy đủ hơn về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN, như các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả đóng góp về mặt xã hội (giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ nguồn nhân lực địa phương,…) hay các chỉ tiêu kinh tế khác (lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ trợ: điện, nước, bưu chính viễn thông, chi tiêu xuất nhập khẩu, đóng thuế,…). Hiệu quả tăng thêm từ việc tích hợp giữa vốn đầu tư CSHT KCN và CSHT phụ trợ KCN là vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể quản lý cũng như lợi ích liên quan đến nhiều đối tượng doanh nghiệp – nhân dân – địa phương, là vấn đề mang tính qui mô lớn và rất cần nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với các đơn vị triển khai DA-CT đầu tư xây dựng CSHT KCN, cần nâng cao nhận thực, nâng lực và trình độ chuyên môn về công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHT nói chung, tuân thủ các qui định về đầu tư xây dựng CSHT KCN. Từ đó đảm bảo tiến độ thi công dự án.

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 112 - 115)