Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 82 - 84)

- Thông tin sơ cấp

4.2.2.4.Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát

A/ Chi bằng nguồn

4.2.2.4.Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát

- Công tác kiểm tra giám sát, được đánh giá còn hạn chế về mức độ thường xuyên và chưa có kế hoạch phối hợp với tiến độ thi công công trình dự án đầu tư dẫn đến tình trạng nhiều sai phạm đã phát sinh, khó ngăn chặn và chỉnh sửa kịp thời, các hạng mục công trình thi công thiếu đồng bộ không được phát hiện sớm, dẫn đến việc phải xử lý đập bỏ làm lại, phát sinh chi phí và hoặc nếu cho tiếp tục thực hiện thì phải đào lên làm lại như các hạng mục công trình cầu cống và đường sá, đường sá và hệ thống thông tin liên lạc, chồng cột điện lấn đường phải làm lại,…ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, hiệu quả của vốn đầu tư và chất lượng công trình dự án đầu tư.

Còn bất cập trong việc phối hợp quản lý giữa các hạng mục DA-CT xây dựng CSHT KCN với các DA-CT CSHT phụ trợ do địa phương trực tiếp quản lý, làm ảnh hưởng đến bản thân chất lượng các công trình trong KCN, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến các DA-CT CSHT của địa phương do các DA-CT giao thông, điện nước,…CSHT KCN thường có liên kết với các công trình CSHT khác, nhưng khi thiết kế, thi công không tính hoặc bỏ qua việc kết nối, tích hợp với các DA-CT xây dựng CSHT địa phương, nên thường xảy ra các sự cố như: Đường nhanh bị hư do cường độ xe cộ tập trung quá lớn, bể đường ống cống khi các KCN xả thải, hệ thống xử lí nước thải không đáp ứng làm nguy hại môi trường,…

- Công tác ghi chép sổ sách theo dõi, tình hình thanh toán, giải ngân vốn đầu tư tương đối đầy đủ nhưng thiếu kịp thời, nên việc ngăn chặn các sai phạm phát sinh mới chưa hiệu quả. Việc xử lí số liệu còn nhiều bất cập do các khâu quản lý chưa

thống nhất trong việc đưa ra các biện pháp xử lí. Ví dụ như trường hợp chênh lệch về khối lượng và trị giá dự dự toán, chênh lệch giữa dự toán và quyết toán,… là lí do chủ yếu dẫn tới việc chậm trễ trong khâu quyết toán và giải ngân vốn.

- Công tác báo cáo, còn chậm so với kế hoạch được xác định chủ yếu là do khâu giám sát và thẩm định chậm vì thiếu nhân lực. Trong khi đó các công trình và hạng mục công trình nhiều với xu thế đầu tư dàn trải, có biểu hiện tiêu cực trong quá trình báo cáo khối lượng,… dẫn đến chậm trễ trong khâu thẩm tra báo cáo.

- Công tác đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, sử dụng vốn đầu tư CSHT tại địa phương (các DA-CT đầu tư sử dụng nguồn NSĐP) luôn được quan tâm nhưng chưa được đánh giá thường xuyên. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn đầu tư tại địa phương hiện nay chủ yếu được quan tâm đến mức độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư và thực hiện hàng năm về đầu tư XDCB do Huyện xây dựng và phê duyệt bởi cấp trên với các DA-CT có qui mô và đặc thù theo qui định, do chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá, quy trình quản lý chưa được hoàn thiện.

Công tác đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư CSHT KCN do tỉnh quản lý tại địa bàn Huyện chỉ được Tỉnh quản lý về mặt số liệu theo các báo cáo chung về thực trạng đầu tư CSHT KCN, tiền độ giải ngân vốn, tình hình quản lý chi phí vốn,… với một số chỉ tiêu như: Tổng vốn đầu tư, diện tích đất cho thuê, giá trị XNK, doanh thu, thuế và các khoản phải nộp NSNN,… Việc đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN được các chủ đầu tư thực hiện. Nhưng chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó kết luận cho hiệu quả quản lý. Đánh giá này cũng chỉ đề cập đến phương diện đầu tư CSHT KCN, chưa quan tâm đến sự tác động qua lại với CSHT phụ trợ cho KCN, tức là hiệu quả vốn đầu tư CSHT chưa được các chủ thể quản lý cùng quan tâm.

Tất cả các thực trạng trên tồn tại cả đối với các DA-CT sử dụng vốn do địa phương quản lý lẫn các DA-CT sử dụng vốn do Tỉnh quản lý và ít nhiều sẽ được hạn chế đến mức tối đa nếu khâu kiểm tra giám sát và kiểm soát từ khâu thẩm định báo cáo tiền khả thi đến khâu quyết định phê duyệt Bảng thiết kế kỹ thuật của dự án, từ khâu triển khai thực hiện dự án đến kiểm soát tiến độ thi công công trình,…

Như vậy, công tác kiểm tra giám sát và kiểm soát là khâu nghiệp vụ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư CSHT nói chung.

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 82 - 84)