c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn xây dựng CSHT KCN
Điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường quản lý đầu tư là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp điến công tác quản lý vốn xây dựng CSHT nói chung. Tại mỗi địa phương, với điều kiện khách nhau về tự nhiên, KT-XH sẽ tác động đến việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư về CSHT KCN.
Vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN chỉ đem lại kết quả tốt khi khả năng huy động nguồn vốn đảm bảo và khả năng sử dụng vốn hiệu quả. Điều này có thể được lí giải bằng việc cân bằng cung cầu về vốn. Bất cứ địa phương nào muốn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP theo dự kiến thì nhất thiết phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn và các yếu tố khác. Huy động được nhưng cần xây dựng các phương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
Kế hoạch hoá và giám sát trong quản lý vốn đầu tư là công việc đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo vốn đầu tư sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả của dự án đầu tư. Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư. (Xem Sơ đồ 2-1. Chu trình dự án đầu tư)
Chính sách quản lý là điều kiện quan trọng trong quản lý vốn xây dựng nói chung. Do quản lý đầu tư xây dựng CSHT KCN khá phức tạp bởi thời gian thực hiện dự án dài, giá trị lớn và có thể được chia nhỏ ra nhiều hạng mục đầu tư,... Do vậy, cần có các chính sách quản lý phù hợp cho công tác quản lý vốn xây dựng CSHT KCN.
Nhân lực quản lý là nhân tố tác động trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN. Do đặc điểm đầu tư CSHT KCN rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Vì vậy cán bộ quản lý cần phải có
trình độ chuyên môn phù hợp, có khả năng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, Nhà nước đã qui định điều kiện của người quản lý liên quan đến đầu tư xây dựng CSHT nói chung như: Luật kế toán năm 2005 đối với cán bộ quản lý về tài chính kế toán; Các văn bản quy liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng (Phụ lục 1).