Tình hình quản lý vốn xây dựng CSHT ở Việt Nam hiện nay 1 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 48 - 51)

c) Đặc điểm của quản lý vốn xây dựng CSHT KCN

2.2.2. Tình hình quản lý vốn xây dựng CSHT ở Việt Nam hiện nay 1 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN

2.2.2.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN

Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng CSHT nói chung và CSHT KCN nói riêng. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư CSHT từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi,…, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài

chính cho các doanh nghiệp đầu tư… Đồng thời, Quốc hội và Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong XDCB, CSHT.

Tình hình xây dựng hạ tầng KCN đến cuối năm 2010 ổn định và phát triển; Trong số 260 dự án đầu tư KCN trên cả nước, có 23 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 150 dự án đầu tư trong nước đã hoàn thành đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, GPMB. Tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng CSHT KCN lũy kế đến cuối năm 2010 đạt 2,8 tỷ USD và hơn 111.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn thực hiện của các dự án đã vận hành đạt hơn 1 tỷ USD và 49.170 tỷ đồng. Các KCN đang xây dựng CSHT chủ yếu được thành lập trong năm 2009, 2010. (Trích, Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT năm 2010 và dự báo năm 2011, Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ kế hoạch và đầu tư, ngày 31/12/2010)

Theo các số liệu thống kê trên cho ta thấy công tác quản lý vốn xây dựng CSHT đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về qui hoạch và phân bổ vốn cho các dự án KCN do nhà nước quản lý trực tiếp và gián tiếp và hoặc các dự án KCN do các ban ngành địa phương, các tổ chức kinh tế quản lý. Các KCN được đầu tư xây dựng đều được đưa vào sử dụng sau khi và hoặc ngay trong quá trình xây dựng kết cấu CSHT.

Chính sách huy động vốn và quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN đặc biệt được các cấp chính quyền địa phương khuyến khích phát triển, có những địa phương đã linh hoạt đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đa dạng các vốn như: chính sách về thuế, chính sách về lãi suất, trao quyền quản lý dự án, quản lý vốn, ưu tiên các thủ tục cấp phép đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư,… cho trực tiếp các chủ đầu tư xây dựng kết cấu CSHT đến các doanh nghiệp sử dụng KCN.

Tuy nhiên, công tác quản lý vốn xây dựng CSHT KCN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định thể hiện từ việc đầu tư xây dựng KCN mang tính trào lưu, mang tính chất số lượng ở một số địa phương, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí

vốn, chất lượng kém từ khâu qui hoạch đến khâu khai thác thiếu hiệu quả của dự án. Mặc dù trong suốt thời gian qua chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế việc đầu tư dàn trải nhưng mức độ giảm chưa được nhiều.

Tình trạng điều chỉnh giảm qui mô các dự án đầu tư xây dựng KCN các năm trở lại đây là khá phổ biến ở các địa phương, kể cả các địa phương có công tác qui hoạch tốt như: TP.HCM sẽ điều chỉnh ở 9 KCN với tổng diện tích 2.242 ha: KCN Tân Thới Hiệp, trước quy hoạch là 215ha sẽ điều chỉnh còn 80 - 100ha; KCN Tam Bình dự định 63,79ha, nhưng chủ doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính, nên điều chỉnh còn 33,79ha; KCN Cát Lái dự kiến xây dựng 800ha. Nhưng nằm quá gần ở trung tâm thành phố nên đã chuyển mục đích sử dụng,…; Tỉnh Ðồng Nai quy hoạch 8.882ha, nay điều chỉnh xuống 8.121ha, giảm 761ha. Cho đến năm 2010, diện tích các KCN sẽ định hình khoảng 3.500ha, giảm đi 5.382ha so quy hoạch… (Trích Báo cáo sơ khởi: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Đề tài đang nghiên cứu của Viện Kinh tế TP.HCM).

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn chậm, do công tác qui hoạch vốn cộng với các chính sách huy động vốn thiếu đồng bộ, công tác GPMB chậm, công tác quản lý yếu, thi công manh mún… tình trạng vừa xây dựng vừa sử dụng xảy ra hầu hết ở tất cả các DA-CT xây dựng CSHT KCN. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất lượng các công trình CSHT KCN, đặc biệt là các công trình đường sá và hệ thống cấp thoát nước trong KCN, các chỉ tiêu về môi trường ở các KCN thường bị làm qua loa,…

Lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư XDCB nói chung và CSHT KCN nói riêng là khá phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng mức thất thoát vốn đầu tư XDCB vào khoảng 15%, 20%, 25% thậm chí con số này có thể lên tới 30%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: Vi phạm các quy định về chế độ quản lý của Nhà nước (nguyên nhân trực tiếp); Sơ hở trong chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước ở các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng (nguyên nhân gián tiếp). Chưa tính đến các nguyên nhân chủ quan và khách quan như năng lực và trình độ quản

lý yếu kém,…

Hiệu quả của công tác quản lý vốn chưa được quan tâm nhiều ở hậu hết các dự án đầu tư xây dựng CSHT nói chung và CSHT KCN nói riêng, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí, mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư, là những lí do dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 48 - 51)