Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của tỉnh quản lý

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 77 - 79)

- Thông tin sơ cấp

4.2.2.1.Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của tỉnh quản lý

A/ Chi bằng nguồn

4.2.2.1.Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của tỉnh quản lý

Cách thức quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN được thực hiện theo nguyên tác chủ thể quản lý là Tỉnh Đồng Nai, uỷ quyền cho các chủ đầu tư. Có nghĩa là Tỉnh chỉ quản lý về mặt chủ trương như: Quy hoạch tổng thể, giao đất, hỗ trợ GPMB, tạo điều kiện về cơ chế chính sách: Chính sách về thuế, hỗ trợ và kêu gọi đầu tư,… Tỉnh chỉ quản lý theo các báo cáo thống kê, nhằm mục đích quản lý vĩ mô, định hướng của tỉnh và Nhà nước.

Khoản thu của tỉnh chủ yếu là khoản tiền cho thuê đất KCN, các khoản thu nộp nghĩa vụ của các tổ chức đầu tư và hoạt động trong KCN như: các khoản thuế, phí, lệ phí,… theo qui định của nhà nước. Các chủ đầu tư là chủ thể đầu tư vốn trực tiếp xây dựng CSHT KCN.

Các chủ đầu tư chủ yếu là các đơn vị hoạt động kinh tế, với mục đích lợi nhuận. Do vậy, vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN được chủ đầu tư quản lý theo hình thức đầu tư phát triển kinh tế, có mục đích là lợi nhuận (đây là điểm khác biệt căn bản giữa vốn đầu tư CSHT phục vụ kinh tế, CSHT phục vụ xã hội).

Vốn đầu tư khi đó chi ra sử dụng được gọi là chi phí vốn, do vậy các thức quản lý theo cách thức quản lý chi phí đầu tư dạng XDCB. Chủ đầu tư có quyền tự xây dựng kế hoạch sử dụng, đề xuất thời gian sử dụng và giải ngân vốn, nguồn huy động (tự có hoặc đi vay), cũng như thời gian khai thác công trình thu hồi vốn (thông qua phê duyệt của tỉnh).

Căn cứ vào chủ trương kêu dọi đầu tư của Tỉnh, chủ đầu tư lập kế hoạch tổng thể và chi tiết dự toán công trình dự án đầu tư xây dựng CSHT KCN (bao gồm dự toán vốn đầu tư) trình UBND tỉnh phê duyệt về qui mô và tổng dự toán/ quyết định cấp phép đầu tư. Chủ đầu tư căn cứ dự toán được duyệt triển khai đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý vốn và báo cáo thường kỳ tiến độ triển khai dự án, tiến độ giải ngân vốn,… thông qua các báo cáo cho cơ quan giám sát do Tỉnh chỉ định.

Do sản phẩm đầu tư là CSHT KCN có thời gian đầu tư và sử dụng dài, nên các chủ đầu tư quản lý vốn đầu tư theo KCN, chi tiết từng hạng mục DA-CT CSHT, theo thời gian tiến độ xây dựng và sử dụng giống như TSCĐ của tổ chức sản xuất kinh doanh. Khi đó giá trị đầu tư CSHT KCN được khấu hao theo thời gian sử dụng, tương đương với giá trị vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Các khoản chênh lệch thu là lãi đầu tư vốn của CSHT KCN chủ đầu tư hưởng (sau khi đã trừ các khoản thuế).

Giám sát quá trình đầu tư được tỉnh giao trực tiếp cho BQL KCN tỉnh và các cơ quan liên quan như: Cấp phép giám sát đầu tư được thực hiện bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư, cấp phép xây dựng và giám sát thu công được thực hiện bởi Sở xây dựng, công tác quy hoạch được giao cho Sở tài nguyên và môi trường,…

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 77 - 79)