Tiến độ huy động vốn và đầu tư vốn CSHT

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 80 - 81)

- Thông tin sơ cấp

4.2.2.3.Tiến độ huy động vốn và đầu tư vốn CSHT

A/ Chi bằng nguồn

4.2.2.3.Tiến độ huy động vốn và đầu tư vốn CSHT

Tiến độ huy động vốn và triển khai đầu tư các DA-CT từ nguồn NSĐP ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Vốn được đa dạng hoá cả về qui mô lẫn loại hình, đặc biệt Vốn ngoài cân đối và vốn huy động được địa phương quan tâm khai thác, góp phần giảm việc phụ thuộc vào vốn ngân sách cấp trên. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân chậm thể hiện rõ ở số liệu thực hiện thường thấp hơn số liệu kế hoạch kết hợp với giá trị công trình chuyển tiếp chiếm tỷ lệ cao trong báo cáo,… do công tác huy động vốn chậm, trong khi các DA-CT xây dựng CSHT tại địa phương khá dàn trải, với qui mô mở rộng qua các năm. (Bảng 4-10.)

Kết quả phân tích thực trạng của công tác quản lý và sử dụng vốn xây dựng CSHT KCN từ các DA-CT do Tỉnh quản lý, cho ta thấy rằng thời gian huy động vốn thường nhanh ở thời gian đầu triển khai dự án và chậm ở thời gian cuối của dự án, với ghi nhận lí do chủ yếu là tính đầu tư dàn trải ở các đơn vị chủ đầu tư xây dựng CSHT KCN, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư CSHT.

Công tác triển khai DA-CT xây dựng CSHT và CSHT KCN trên địa bàn còn chậm chạp do thủ tục hành chính. Cụ thể một dự án từ khi có Quyết định đầu tư cho đến Quyết toán công trình đi vào sử dụng phải mất ít nhất 02 năm, trong đó thời gian thi công công trình chỉ có 85 ngày. Điển hình Công trình sửa chữa nâng cấp Đường từ chợ chiều Thanh Hoa vào KCN Hố Nai (Xem Phụ lục 3), hay với DA-CT Đường vào KCN Giang Giền có 1 năm 3 tháng cho chuẩn bị dự án và 100 ngày cho thi công (chưa tính cả thời gian lập hồ sơ của dự án đầu tư xin Quyết định đầu tư).

Các dự án đầu tư triển khai thường thiếu đồng bộ vì kế hoạch tổng thể quan tâm cho một số dự án. Do vậy chưa lường hết được các tình huống xảy ra trong quá trình triển khai dự án là nguyên nhân làm chậm tiến độ. Điển hình là công tác GPMB chậm, ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng, thi công công trình; Công tác lập hồ so thanh quyết toán và giải ngân công trình chưa kịp thời, dẫn đến công tác giải ngân chậm, kéo theo tiến độ thi công bị ảnh hưởng,…

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN.

Tổng vốn xây dựng CSHT KCN cho 04 KCN tại Trảng Bom được các chủ đầu tư đăng ký là 3.398,5 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân được 1.137,1 tỷ đồng (tương ứng 20,6% và 16,9% tổng vốn xây dựng CSHT KCN của 29 KCN trên địa bàn Tỉnh). Tỷ lệ giải ngân là 33,46% so với 78,2% trên địa bàn Tỉnh cho thấy các KCN địa phương mới được phát triển, tốc độ xây dựng CSHT chậm nên công tác giải ngân vốn bị chậm, gây lãng phí vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. (Bảng 4-5)

Bảng 4-5. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN trên địa bàn Huyện Trảng Bom đến thời điểm 31/05/2011

Một phần của tài liệu thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai (Trang 80 - 81)