- Thông tin sơ cấp
A/ Chi bằng nguồn
4.2.4.4. Các thủ tục của các chủ thể liên quan đến quản lý vốn đầu tư CSHT
Hiện trạng các DA-CT đầu tư xây dựng CSHT tại Trảng Bom và một số địa phương lân cận được đánh giá dựa trên ý kiến của chính những “người trong cuộc” – Những đơn vị, cán bộ trực tiếp quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Kết quả khảo sát cho tỷ lệ thực hiện đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng CSHT là khá thấp, chỉ đạt 35%, trong đó thực hiện vượt tiến độ chỉ đạt 3%. Tiến độ triển khai dự án đầu tư ở mức trung bình chiếm 42%. Tuy nhiên, các giai đoạn, hạng mục thực hiện đúng tiến độ chủ yếu là các bước triển khai ban đầu của dự án đầu tư (Thẩm định dự án, phê duyệt dự án, ra quyết định đầu tư,…), các giai đoạn và hạng mục càng về sau thì xu hướng chậm tiến độ. Hơn nữa, với tỷ lệ ý kiến cho rằng các dự án công trình chậm tiến độ và rất chậm lên đến 20%, thì đây cũng được xem là thực trạng chung của các dự án có qui mô lớn và thời gian thi công dài. (Xem Bảng 4-15)
Bảng 4-15. Hiện trạng tiến độ đầu tư xây dựng CSHT
Mã Hiện trạng tiến độ đầu tư xây dựng CSHT Ý kiến Tỷ lệ %
D01 Rất chậm 1 2
D02 Chậm tiến độ 11 18
D03 Tiến độ trung bình (Có hạng mục, giai đoạn đúng/chậm) 25 42
D04 Thực hiện đúng tiến độ 19 32
D05 Thực hiện vượt tiến độ 2 3
D06 Nguyên nhân ảnh hưởng (*) 36 60
(*) Tìm hiểu rõ hơn, Chúng tôi (thông qua kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp) ghi nhận được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chậm trễ trong việc triển khai các DA-CT xây dựng CSHT KCN tại địa phương (Bảng 4-16).
KCN
Mã Các nguyên nhân Ý kiến Tỷ lệ %
D61 Chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng 9 25
D62 Giải ngân chậm do thiếu vốn 11 31
D63 Giải ngân chậm do quy trình giải ngân không đượctuân thủ, hồ sơ quyết toán thực hiện chậm 5 14
D64 Thủ tục rườm rà, nhiều cấp xét duyệt 5 14
D65
Đầu tư dàn trải, hạng mục công trình rời rạc, quản lý thiếu tập trung, nhiều cấp quản lý, chưa quản lý Chặt
trẽ về tiến độ thi công 5 14
D66 Thực hiện đúng luật đấu thầu 1 3
Ghi nhận ở 60% (trên 36 phiếu) ý kiến đề cập vấn đề này trên phiếu khảo sát cho thấy sự e dè của đối tượng được khảo sát về vấn đề nhạy cảm này. Song kết quả với tỷ lệ 25% ý kiến cho rằng chậm trễ GPMB và 31% ý kiến nêu do giải ngân chậm vì thiếu vốn bởi xây dựng CSHT thường kéo dài là hai nguyên nhân chủ yếu liên quan đến nguồn lực tài chính; Thiếu vốn cho cả giai đoạn đầu tư là một thực trạng ở hầu hết các DA-CT đầu tư xây dựng CSHT, thì công tác GPMB chậm cũng đa phần do thiếu tiền đền bù. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung là một nguyên nhân không đảm bảo nhu cầu vốn. Các chủ đâu tư luôn có tham vọng mở rộng qui mô càng lớn, càng nhiều dự án càng tốt để tạo bước đột phá về đầu tư. Nhưng không ít gặp phải tình trạng khủng hoảng kinh tế, lãi suất và lạm phát,… ảnh hưởng trực tiếp đến vốn huy động và hiệu quả đầu tư.