Hoạt động của cảng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 105 - 108)

Cảng container đóng vai trò trung tâm trong hệ thống vận tải container. Nó cho phép kết nối các phương thức vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và thông qua các ICD, CFS để đưa hàng hàng tới các cơ sở của người mua. Tất cả các tuyến vận tải đều hợp nhất tại cảng container. Cảng container có tác động lớn đến thời gian và hiệu quả của cả hệ thống vận tải. Các hoạt động tại cảng container, vì thế, cũng liên quan trực tiếp đến các phương thức vận tải với 3 dịch vụ chính như sau [12]:

- Dịch vụ đối với container đến

Container đưa đến cảng bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, cũng như từ tàu biển theo 2 tuyến: tuyến feeder và tuyến deep-sea.

- Dịch vụ lưu trữ container

Khi đến cảng, container sẽ được lưu trữ tạm thời cho đến khi nó rời đi. Một số hoạt động liên quan cũng diễn ra tại đây, bao gồm cả CFS và bãi container rỗng.

94

Container rời cảng bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, cũng như bằng tàu biển theo tuyến feeder và deep-sea.

Các hoạt động tại bến container bao gồm: - Hoạt động làm hàng cho tàu (Ship operation); - Vận chuyển mạn cầu (Quay transfer operation); - Hoạt động khai thác bãi (Container yard operation); - Giao/nhận container (Receipt/delivery operation); - Các tác nghiệp tại CFS (CFS operarion).

a) Hoạt động làm hàng cho tàu

Container được chuyển từ tàu lên bờ (thềm bến) và ngược lại. Đây là chức năng chính của hoạt động khai thác bến. Ngoài ra, còn có các hoạt động hỗ trợ như đóng mở nắp hầm hàng, chằng buộc và đảo chuyển container trên tàu. Thiết bị thường được sử dụng là cần trục bờ (Quayside container crane), tuy nhiên cần trục tàu đôi khi vẫn được sử dụng, nhất là với các cảng nhỏ có sản lượng hàng hóa ít.

Hoạt động làm hàng cho tàu được thực hiện bằng các cần trục chuyên dụng. Với sự phát triển của thương mại thế giới, các tàu container ngày càng có kích thước lớn hơn, đòi hỏi phải trang bị các cần trục có tầm với tương ứng.

Mặc dù sức chở của tàu tăng lên, song thời gian đậu bến của tàu container thì không được phép kéo dài. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là tăng năng suất xếp dỡ bằng cách tăng tốc độ làm hàng của cần trục, sử dụng ngáng xếp dỡ chụp đôi (Twinlift), chụp song song (Tandem)...

Quayside

Landside

Quay Crane Vehicles Vehicles Trucks, Train Vessel

Stack with RMG

95

Hình 4.12. Sử dụng ngáng xếp dỡ container kiểu Twinlift và Tandem

b) Vận chuyển mạn cầu

Gồm các hoạt động: chuyển container từ cầu tàu vào bãi và ngược lại để phục vụ cho hoạt động xếp dỡ tàu.

Trường hợp chuyển container nhập từ cầu tàu vào bãi và chuyển container xuất từ bãi ra cầu tàu bằng 1 loại thiết bị, chẳng hạn với hệ thống bốc dỡ dùng giá xe, thì giá xe sẽ chuyển thẳng container từ cầu tàu vào bãi và ngược lại, nếu hệ thống bốc dỡ sử dụng xe nâng chuyển thì chính thiết bị này cũng có thể trực tiếp vận chuyển container giữa cầu tàu và bãi.

Trường hợp chuyển container giữa tàu và bãi phải có sự kết hợp của 2 loại thiết bị, ví dụ trường hợp dùng hệ thống xe nâng chuyển kết hợp đầu kéo-rơ moóc, thì các giá xe hay rơ moóc sẽ chở container từ cầu tàu vào khu vực chuyển đổi thiết bị, xe nâng chuyển sẽ chuyển tiếp container vào bãi và xếp thành từng chồng.

Ngoài ra, cũng có thể xếp/dỡ container trực tiếp giữa tàu và phương tiện vận tải đường bộ (không lưu bãi), nhưng phương án này chỉ tiến hành trong những trường hợp đặc biệt với số lượng ít.

Để đáp ứng tốc độ làm hàng của cần trục tại cầu tàu, thì hoạt động vận chuyển container giữa cầu tàu và bãi cần:

- Tăng tốc độ di chuyển của các xe kéo hay thiết bị nâng chuyển; - Giảm khoảng cách di chuyển từ bãi ra cầu tàu;

- Tăng số lượng phương tiện/thiết bị vận chuyển mạn cầu; - Đưa vào sử dụng hệ thống làm hàng tự động.

c) Hoạt động khai thác bãi

Bao gồm các tác nghiệp chất container từ xe vận chuyển lên bãi hay ngược lại phục vụ xếp/dỡ cho tàu; chất container hàng xuất (do phương tiện vận tải nội địa đưa đến) lên bãi, dỡ container hàng nhập từ bãi xuống các phương tiện vận tải nội địa; sắp xếp, đảo chuyển container trên bãi; chuyển container giữa bãi và CFS.

Nếu hệ thống bốc dỡ dùng xe nâng hoặc xe nâng chuyển thì khi giao container, phải chuyển container từ bãi ra khu vực chuyển đổi thiết bị để chất

96

container lên phương tiện vận tải đường bộ. Trường hợp nhận container tiến hành ngược lại.

Nếu hệ thống bốc dỡ dùng cẩu di động (RTGs) hay dùng giá xe, thì phương tiện vận chuyển đường bộ hoặc đầu kéo nhận container ngay tại vị trí xếp trên bãi. (không phải di chuyển ra khu vực chuyển đổi thiết bị).

Yêu cầu đối với hoạt động khai thác bãi là: - Giảm thời gian chờ đợi của các phương tiện;

- Tăng sức chứa của bãi bằng cách mở rộng tối đa diện tích khu vực chất xếp, sử dụng thiết bị có khả năng xếp container được nhiều hàng và nhiều tầng, tăng số lượng thiết bị làm hàng tại bãi.

d) Giao nhận container

Giao nhận container gồm các tác nghiệp được tiến hành tại cổng theo một quy trình nhất định liên quan đến các thủ tục kiểm tra, đối chiếu chứng từ và cập nhật thông tin. Thông thường thủ tục giao nhận được thực hiện 1 lần khi phương tiện chở container vào cổng và 1 lần khi ra cổng. Tốc độ tiến hành các thủ tục tại cổng phụ thuộc vào tập quán, phương pháp hay khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến của từng cảng. Để tránh ùn tắc tại cổng thì có thể áp dụng các biện pháp sau: - Tăng số làn cho xe vào làm thủ tục đồng thời tại cổng;

- Ứng dụng công nghệ nhận diện bằng thẻ;

- Truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin điện tử EDI; - Cổng tự động...

e) Các tác nghiệp tại CFS

Bao gồm việc rút hàng ra khỏi container, đóng hàng vào container, chất chứa bảo quản hàng tại CFS, giao hàng từ CFS lên xe tải đối với chiều hàng nhập, nhận hàng từ xe tải vào CFS đối với chiều hàng xuất.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 105 - 108)