Sản lượng thao tác

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 32 - 33)

Sản lượng thao tác (còn gọi là tấn thao tác) là khối lượng hàng hóa được dịch chuyển trong một bước công việc của một phương án xếp dỡ nào đó. Bước công việc là một công đoạn của một phương án xếp dỡ, trong đó mỗi bước công việc có mục đích khác nhau, đối tượng thực hiện và vị trí làm việc cũng khác nhau.

Chẳng hạn, khi quan sát phương án dỡ hàng gạo bao từ hầm tàu lên ô tô với thiết bị xếp dỡ là cần trục và công cụ mang hàng là dây xi-ling, ta thấy có 3 bước công việc:

- Bước công việc hầm tàu: mục đích là thiết lập các mã hàng trên dây xi-ling, do công nhân thủ công thực hiện tại hầm tàu.

- Bước công việc cần trục: mục đích là chuyển mã hàng từ hầm tàu lên ô tô, do công nhân cơ giới điều khiển cần trục thực hiện (vị trí làm việc trên cabin cần trục).

- Bước công việc ô tô: mục đích là dỡ mã hàng xếp vào thùng xe, do công nhân thủ công thực hiện trên ô tô.

Như vậy, muốn dỡ hàng theo phương án Tàu – Ô tô, các bao gạo đã được công nhân thủ công trong hầm tàu dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu để xếp thành mã hàng (khoảng 40 - 60 bao một mã), sau đó công nhân cơ giới điều khiển cần trục chuyển mã hàng lên ô tô, trên ô tô công nhân thủ công lại chuyển từng bao hàng xếp vào thùng xe. Tức là để dịch chuyển hoàn thành 1 tấn gạo bao từ tàu lên ô tô (1 tấn xếp dỡ), người ta đã phải tiến hành 3 bước dịch chuyển (3 tấn thao tác), trong đó 2 tấn thao tác thực hiện bằng thủ công, 1 tấn thao tác thực hiện bằng cơ giới.

Có thể 1 phương án xếp dỡ chỉ bao gồm 1 bước công việc, như xếp dỡ hàng đóng kiện từ kho lên xe khi dùng xe nâng chẳng hạn. Trong trường hợp này xe nâng chỉ việc lấy từng kiện hàng từ kho và đưa thẳng lên sàn ô tô, khi đó số tấn xếp dỡ bằng số tấn thao tác.

Chỉ tiêu tấn thao tác đánh giá hao phí lao động trong công tác xếp dỡ, thông qua chỉ tiêu này người ta có thể định mức lao động và định mức năng suất trong các bước công việc của từng phương án xếp dỡ.

Bước công việc cần trục Bước công

việc hầm tàu

Bước công việc ô tô

hàng

21

Một đặc điểm quan trọng là tấn thao tác phản ánh được việc sử dụng lao động thủ công hay cơ giới trong công tác xếp dỡ, từ đó có thể xác định mức độ cơ giới hóa xếp dỡ: cgtt cg tc tt tt Q b .100 Q Q   (%) (1.2) Trong đó: Qcgtt - Tổng số tấn thao tác bằng cơ giới (tấn);

tc tt

Q - Tổng số tấn thao tác bằng thủ công (tấn).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 32 - 33)