Tính toán các chỉ tiêu lao động chủ yếu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 59)

2.6.1. Bố trí một dây chuyền xếp dỡ thủ công

Công nhân bốc xếp thủ công được bố trí làm việc trong hầm tàu, toa xe, kho… để bốc xếp các loại hàng bao kiện mà việc sử dụng thiết bị cơ giới gặp khó khăn thậm chí không hiệu quả.

Một dây chuyền thủ công đầy đủ thường gồm 3 nhóm công nhân: nhóm lấy hàng, nhóm chuyển hàng và nhóm xếp hàng.

- Công nhân nhóm lấy hàng được biên chế số lượng dựa vào loại hàng và điều kiện làm việc. Năng suất của nhóm lấy hàng có thể lấy theo định mức hoặc tính toán: h l l 3, 6.q p t  (tấn/giờ) (2.69)

Trong đó: qh – trọng lượng bao (kiện) hàng mỗi lần lấy (kg);

tl – thời gian chu kỳ của nhóm lấy hàng (thời gian lấy được 1 bao/kiện hàng) (giây).

- Công nhân nhóm xếp hàng cũng được định biên số lượng dựa vào loại hàng và điều kiện làm việc. Năng suất của nhóm xếp hàng cũng được lấy theo định mức hoặc tính toán: h x x 3, 6.q p t  (tấn/giờ) (2.70)

- Công nhân nhóm chuyển hàng được bố trí căn cứ vào khoảng cách và phương pháp vận chuyển hàng. Nếu chuyển các bao kiện với khoảng cách gần thì người công nhân có thể vác từng bao một. Năng suất của nhóm chuyển hàng cũng được lấy theo định mức hoặc tính toán:

h ch ch ch 3, 6.q p .n t  (tấn/giờ) (2.71)

Trong đó: tch – là thời gian chu kỳ của một công nhân nhóm chuyển hàng: tch = tl + th + tx + to (giây) (2.72)

tn – thời gian di chuyển có hàng của công nhân; to – thời gian di chuyển không hàng của công nhân. nch – là số lượng công nhân nhóm chuyển hàng (người).

ch ch ch l x t t n t t   (người) (2.73)

Việc chọn số lượng công nhân nhóm chuyển hàng bao nhiêu phải đáp ứng mục tiêu năng suất của một công nhân trong dây chuyền là lớn nhất, nghĩa là:

48 d cn d p p max n   (2.74)

pd = min (pl ; pch ; px) – là năng suất của dây chuyền;

nd = nl + nch + nx – là tổng số công nhân trong 1 dây chuyền thủ công.

Ví dụ: Cần chuyển gạo bao (mỗi bao 50 kg) từ trong kho ra xe ô tô đậu ngoài cửa kho. Thời gian thao tác cụ thể cho mỗi dây chuyền thủ công như sau:

Trong kho bố trí 2 công nhân (nhóm lấy hàng), có nhiệm vụ kéo các bao gạo từ trên đống, đồng thời nâng đặt lên vai người công nhân nhóm chuyển hàng. Thời gian hoàn thành 1 bao là 13 giây.

Trên sàn ô tô bố trí 2 công nhân, có nhiệm vụ đỡ các bao hàng từ công nhân nhóm chuyển hàng và xếp vào thùng xe. Thời gian hoàn thành một bao là 18 giây.

Mỗi công nhân nhóm chuyển hàng chuyển được 1 bao mất 60 giây. Từ các dữ kiện trên thấy rằng:

+ Năng suất của nhóm lấy hàng là: 3,6 * 50 /13 = 13,8 tấn/h + Năng suất của nhóm xếp hàng là: 3,6 * 50 /18 = 10 tấn/h

+ Số lượng công nhân nhóm chuyển hàng có thể là 3, 4 hoặc 5 người (các số làm tròn từ các tỷ số 60/13 ---- 60/18)

- Trường hợp bố trí 3 công nhân chuyển hàng:

+ Năng suất nhóm chuyển hàng là: 3,6 * 50 * 3 / 60 = 9 tấn/h + Năng suất của cả dây chuyền là: min (13,8 ; 10 ; 9) = 9 tấn/h

+ Năng suất của 1 công nhân trong dây chuyền là: 9/(2+3+2) = 1,28 tấn/người-h

- Trường hợp bố trí 4 công nhân chuyển hàng:

+ Năng suất nhóm chuyển hàng là: 3,6 * 50 *4 / 60 = 12 tấn/h + Năng suất của cả dây chuyền là: min (13,8 ; 10 ; 12) = 10 tấn/h

+ Năng suất của 1 công nhân trong dây chuyền là :10/(2+4+2) =1,25 tấn/người-h

- Trường hợp bố trí 5 công nhân chuyển hàng:

Số lượng công nhân trong dây chuyền tăng thêm 1 nhưng năng suất của dây chuyền cũng chỉ đạt 10 tấn/h như trường hợp bố trí 4 người chuyển hàng. Vì vậy trường hợp này không hợp lý.

Từ kết quả trên ta thấy , nên bố trí 1 dây chuyền gồm 7 người (2 lấy hàng, 3 chuyển hàng, 2 xếp hàng).

49

Khi một thiết bị làm hàng theo phương án xếp dỡ nào đó thì gọi là 1 máng xếp dỡ. Chẳng hạn 3 thiết bị đồng thời dỡ hàng từ 3 hầm của 1 tàu lên ô tô, người ta nói rằng tàu đang làm hàng với 3 máng xếp dỡ.

Để cho mỗi máng xếp dỡ hoạt động liên tục, nhịp nhàng, phải bố trí hợp lý số lượng công nhân hoặc thiết bị tại các bước công việc sao cho năng suất làm hàng của bước công việc phụ phải lớn hơn hoặc bằng năng suất của bước công việc chính. Ví dụ, khi xếp/dỡ hàng theo phương án Tàu – Ô tô thì bước công việc cần trục được coi là bước công việc chính, còn các bước công việc hầm tàu và bước công việc ô tô được coi là bước công việc phụ.

Trong mỗi máng xếp dỡ, những công nhân làm nhiệm vụ lập mã hàng, dỡ mã hàng và tháo móc công cụ mang hàng tại bước công việc hầm tàu, ô tô... là công nhân thủ công, còn công nhân điều khiển cần trục là công nhân cơ giới . Trường hợp xếp dỡ các loại thùng, kiện có trọng lượng lớn thì người ta phải cần đến thiết bị phụ như xe nâng để di chuyển hàng trong hầm tàu, hoặc với hàng rời thì người ta dùng xe gạt để vun hàng. Ngoài công nhân thủ công và cơ giới, trong mỗi máng xếp dỡ có thể có thêm công nhân tín hiệu (tính là công nhân cơ giới) hoặc công nhân phụ trợ để tháo chằng buộc, thu dọn (tính là công nhân thủ công).

Như vậy, số công nhân trong 1 máng xếp dỡ:

nm ntcm ncgm (người (2.75)

Trong đó:  tc m

n - tổng số công nhân thủ công phục vụ 1 máng xếp dỡ (người);

cg

m

n - tổng số công nhân cơ giới phục vụ 1 máng xếp dỡ (người).

Ví dụ: Bố trí nhân lực cho 1 máng dỡ hàng bao từ tàu lên ô tô. Những số liệu cho trước như sau:

- Thiết bị xếp dỡ chính: cần trục bờ, thời gian chu kỳ của cần trục là 5 phút. - Mã hàng tiêu chuẩn: 60 bao (3 tấn).

- Công cụ mang hàng: dây xi-ling (mỗi dây mang 20 bao). Như vậy một mã hàng gồm 2 dây.

- Một nhóm công nhân (nhóm cơ bản) lập mã hàng dưới hầm tàu gồm 2 người (2 người này có nhiệm vụ lập 1 mã hàng), thời gian chu kỳ để lập xong một mã hàng là 12 – 13 phút.

- Một nhóm công nhân (nhóm cơ bản) dỡ mã hàng trên ô tô gồm 2 người, thời gian chu kỳ dỡ xong một mã hàng là 7 – 8 phút ( một nhóm cơ bản làm việc trên 1 xe ô tô).

- Công nhân tín hiệu: 1 người

- Công nhân điều khiển cần trục: 1 người Diễn giải:

50

1. Số lượng nhóm công nhân lập mã hàng dưới hầm tàu phục vụ 1 cần trục xếp dỡ là : Nht = 13/5 = 2,6 ---> 3 nhóm

(tức là phải bố trí 3 nhóm lập mã hàng, mỗi nhóm 2 người, như vậy tổng cộng có 6 công nhân dưới hầm tàu).

2. Số nhóm công nhân dỡ mã hàng trên ô tô phục vụ một cần trục xếp dỡ là: Nôtô = 8/5 = 1,6 ---> 2 nhóm

(tức là phải bố trí 2 nhóm dỡ mã hàng, mỗi nhóm 2 người làm việc trên 1 ô tô, như vậy tổng cộng có 4 công nhân và 2 ô tô đồng thời nhận hàng).

3. Tổng số công nhân bố trí trong 1 máng là:

6 thủ công hầm tàu + 1 tín hiệu + 1 lái cần trục + 4 thủ công trên ô tô = 12 người 4. Thứ tự di chuyển các mã hàng: Cần trục sẽ chuyển các mã hàng theo nguyên tắc xoay vòng. Đầu tiên cần trục chuyển mã hàng của nhóm thứ nhất dưới hầm tàu lên ô tô số 1, sau đó cần trục chuyển mã hàng của nhóm thứ hai dưới hầm tàu lên ô tô số 2, kế đến là chuyển mã hàng của nhóm thứ ba dưới hầm tàu lên ô tô số 1....

2.6.3. Mức sản lượng của công nhân xếp dỡ

- Mức sản lượng của 1 công nhân thủ công: tcmi caitc mi p p n   (tấn/người – ca) (2.76) Trong đó:

pcai - năng suất ca của 1 thiết bị khi xếp dỡ theo phương án i;  tc

mi

n - tổng số công nhân thủ công trong 1 máng xếp dỡ theo phương án i. Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 3 4 3 2 5 1 6 Hầm tàu

51 - Mức sản lượng của 1 công nhân cơ giới:

cgmi caicg mi p p n   (tấn/người – ca) (2.77) Trong đó:

pcai - năng suất ca của 1 thiết bị khi xếp dỡ theo phương án xếp dỡ i ;  cg

mi

n - tổng số công nhân thủ công trong 1 máng khi xếp dỡ theo phương án i.

- Mức sản lượng tổng hợp: mi cai mi p p n  (tấn/người –ca) (2.78) Trong đó:

nmi - tổng số công nhân phục vụ 1 máng khi xếp dỡ theo phương án i (người).

2.6.4. Yêu cầu nhân lực cho công tác xếp dỡ

- Yêu cầu nhân lực thủ công:

  ' ' ' tc n tc tc tc tc tc tc m1 m2 m3 m4 m5 m6 1 1 T Q . p p p p p p                              (người-ca) (2.79)

- Yêu cầu nhân lực cơ giới:

  ' ' ' cg n cg cg cg cg cg cg m1 m2 m3 m4 m5 m6 1 1 T Q . p p p p p p                              (người-ca) (2.80)

- Yêu cầu nhân lực chung:

c n   ' ' ' m1 m2 m3 m4 m5 m6 1 1 T Q . p p p p p p                              (người-ca) (2.81)

2.6.5. Năng suất lao động

- Năng suất lao động của công nhân thủ công: tc n tc Q P T  (T/người-ca) (2.82)

- Năng suất lao động của công nhân cơ giới: n cg cg Q P T  (T/người-ca) (2.83) - Năng suất lao động chung:

n c cg tc Q P T T   (T/người-ca) (2.84)

52

2.6.6. Nội dung thực hành

Một tàu đến cảng với hàng hóa cần được dỡ như sau: - Hầm I: 2.000 tấn bách hóa

- Hầm II: 3.200 tấn lương thực - Hầm III: 3.500 tấn lượng thực - Hầm IV: 2.400 tấn bách hóa

Hàng bách hóa được dỡ theo phương án Tàu - Kho Hàng lượng thực được dỡ theo phương án Tàu - Sà lan

Lập phương án tổ chức dỡ hàng cho tàu và sử dụng thông tin, số liệu tham khảo từ thực tế để tính:

- Tính số ngày công cho công tác xếp dỡ (của từng loại công nhân cơ giới, công nhân thủ công)

- Tính tiền công cho công tác xếp dỡ (chi phí trả cho công nhân bốc xếp) - Tính năng suất lao động

2.7. Chi phí đầu tƣ xây dựng cảng

Chi phí đầu tư xây dựng cảng (gọi là tổng mức đầu tư) bao gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, trượt giá và chi phí khác.

2.7.1. Chi phí xây dựng

- Các công trình cầu tàu, kho bãi, đường giao thông trong nội bộ cảng

Chi phí đầu tư xây dựng từng hạng mục bằng diện tích xây dựng nhân với đơn giá cho 1 m2 diện tích tương ứng.

- Các công trình văn phòng, nhà, xưởng, bãi đậu xe...

Chi phí đầu tư xây dựng từng hạng mục bằng diện tích xây dựng nhân với đơn giá cho 1 m2

diện tích tương ứng.

- Các công trình chung khác như tường rào, kè, đập...

Chi phí đầu tư xây dựng từng hạng mục bằng chiều dài xây dựng nhân với đơn giá cho 1 mét dài tương ứng.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật (gồm hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện...)

Chi phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật được tính riêng cho từng hạng mục. Tổng chi phí cho các hạng mục kỹ thuật này có thể chiếm từ 6-9% trong tổng chi phí xây dựng.

53

Gồm các loại cần cẩu, xe nâng hàng, xe đầu kéo và rơ moóc, thiết bị cân trọng tải, thiết bị điện cho container lạnh (reefer container), phầm mềm quản lý khai thác cảng, thiết bị văn phòng...

Chi phí đầu tư bằng số lượng từng loại thiết bị nhân với đơn giá tương ứng. Đơn giá đầu tư bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt và vận hành thử.

2.7.3. Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt.

2.7.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn bao gồm các khoản chi phí trả cho chuyên gia trực tiếp thực hiện công việc tư vấn; chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác kèm theo (gồm cả chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp); thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế giá trị gia tăng.

2.7.5. Các khoản chi phí khác

Gồm chi phí dự phòng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và các khoản chi phí phát sinh khác.

2.8. Chi phí hoạt động của cảng

2.8.1. Chi phí khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn thiết bị

1 i i i

i

C K .(a b ) (đồng) (2.85)

Trong đó: i - là loại thiết bị hay công cụ xếp dỡ;

Ki - là giá trị thực tế của thiết bị hay công cụ loại i để tính khấu hao (đồng);

ai , bj - Tỷ lệ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn thiết bị hay công cụ loại i (%).

2.8.2. Chi phí khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn công trình

2 j j j

j

C K .(a b ) (đồng) (2.86)

Trong đó: j - là công trình loại j;

54

aj , bj -Tỷ lệ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn công trình loại j tương ứng (%).

2.8.3. Chi phí tiền lương cho công tác xếp dỡ

- Lương sản phẩm: thường tính cho đối tượng là công nhân cơ giới, bốc xếp, và các hoạt động có thể định mức được năng suất.

i

3a xd i

i

c  Q .d (đồng) (2.87)

Trong đó: Qxdi - là khối lượng hàng xếp dỡ theo phương án i (tấn); di - là đơn giá lương trả theo sản phẩm (đ/tấn).

- Lương thời gian: tính cho các bộ phận điều hành sản xuất ở cảng.

3b ij ij j

i j

c N .k .a (đồng) (2.88)

Trong đó: Nij - là số ngày công của nhân viên i ở tháng thứ j (ngày công);

kij - là hệ số cấp bậc của nhân viên i ở tháng thứ j;

aj - Đơn giá tiền lương của tháng thứ j (đ/ngày công-hệ số). Vậy, C3 = C3a + C3b (đồng) (2.89)

2.8.4. Chi phí điện năng, nhiên liệu và vật liệu lau chùi

a) Chi phí điện năng cho thiết bị xếp dỡ lấy điện từ lưới điện chung

C4a = ko .khđ . đc . Nđc . xtt . Nm .Uđ (đồng) (2.90)

Trong đó: k0 - hệ số chạy thử và di động (1,02);

khđ - Hệ số hoạt động đồng thời của các động cơ (máy chu kỳ xếp dỡ bao kiện lấy 0,4, xếp dỡ hàng rời lấy 0,6; máy liên tục lấy 1);

đc - hệ số sử dụng công suất động cơ (0,7 – 0,8);

 Nđc - Tổng công suất động cơ các bộ phận chính của máy (với cần trục không tính công suất bộ phận di động) (kW/máy); xtt - số giờ làm việc thực tế của một thiết bị trong năm (h/năm); Nm - Số thiết bị xếp dỡ cùng kiểu (máy);

Uđ - đơn giá điện năng (đ/kW-h).

b) Chi phí điện năng chiếu sáng

h i i n cs d 4b k . F .W .T .T .U

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 59)