Thông thường cảng cung cấp các dịch vụ riêng biệt như hoa tiêu, lai dắt, cẩu, lưu kho, xếp dỡ hàng hóa..., trong đó loại phí quan trọng nhất có lẽ là phí xếp dỡ,
56
bảo quản hàng hóa. Các loại phí này nói chung được xác định dựa trên biểu giá quy định.
a) Xếp dỡ hàng hóa
Doanh thu của cảng từ dịch vụ xếp dỡ hàng hóa được tính căn cứ vào khối lượng hàng hóa mà cảng xếp dỡ và đơn giá cước xếp dỡ. Đơn giá cước xếp dỡ được quy định cho từng nhóm hàng trong biểu cước dịch vụ mà cảng công bố.
Dxd = Qxdi . fxdi (đồng) (2.97)
Trong đó: Qxdi - là khối lượng hàng xếp dỡ theo phương án i trong năm (tấn);
fxdi - là đơn giá cước xếp dỡ theo phương án i (đ/tấn). Cước xếp dỡ hàng hóa được quy định cho từng nhóm hàng như:
+ Hàng rời: quặng các loại; đá dăm; xi măng rời; lương thực, phân bón để rời… + Hàng đóng trong bao vải, bao tải, bao giấy, bao nilon…
+ Hàng đóng trong hòm, thùng; gỗ tròn; tre, nứa…
+ Máy móc, thiết bị; các loại sắt thép bó, cuộn, kiện, tấm, thanh; kim loại màu đóng kiện, đóng cuộn.
+ Hàng đóng kiện như bông, đay, giấy, vải sợi; đồ may mặc; dụng cụ gia đình; tạp phẩm, cao su…
+ Gỗ xẻ, gỗ ván sàn, dụng cụ bằng gỗ, hàng hóa đóng sọt…
+ Hàng hóa đóng trong chai lọ, bình; hàng dễ vỡ; linh kiện điện tử, xe gắn máy.
+ Hoa quả tươi, động vật sống, hàng đông lạnh. + Các loại phương tiện như ô tô, xe cẩu…
b) Bảo quản hàng hóa
Doanh thu từ công tác bảo quản hàng hóa tại cảng được tính trên cơ sở khối lượng hàng hóa bảo quản, thời gian bảo quản và đơn giá tương ứng. Đơn giá lưu kho bãi được tính riêng cho các trường hợp: hàng lưu kho, hàng lưu bãi, hàng hóa là các phương tiện lắp sẵn, hàng nguy hiểm, container… Ngoài ra, nếu cảng cho thuê kho bãi theo phương thức thuê bao thì đơn giá cho thuê được tính trên cơ sở thỏa thuận với chủ hàng trong từng trường hợp cụ thể.
Dbq = Qn . . tbq . fbq (đồng) (2.98)
Trong đó: fbq – là đơn giá lưu kho, bãi (đ/tấn-ngày).
c) Dịch vụ hoa tiêu
Tàu biển khi ra/vào cảng, di chuyển trong vùng nước cảng biển có sử dụng hoa tiêu thì phải trả tiền hoa tiêu theo đơn giá quy định. Tại Việt Nam, đơn giá hoa tiêu áp dụng chung cho các khu vực (trừ một số tuyến có quy định riêng).
57
Dht = GT . fht . L (USD) (2.99)
Trong đó: GT – là trọng tải đăng ký dung tích toàn phần, còn gọi là tổng trọng tải đăng ký (gross registered tonnage);
fht – giá hoa tiêu (USD/GT-hải lý); L – chiều dài dẫn tàu (hải lý).
Bảng 2.5. Mức thu phí hoa tiêu
TT Cự ly dẫn tàu Mức thu tương ứng
(USD/GT/HL)
1 Đến 10 hải lý 0,0034
2 Từ trên 10 hải lý đến 30 hải lý 0,0022
3 Từ trên 30 hải lý 0,0015
Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 300 USD Bảng 2.6. Mức thu phí hoa tiêu của một số tuyến
TT Tuyến dẫn tàu Mức thu
USD/GT/HL
Mức thu tối thiểu (USD/tàu/lượt)
1
Khu vực Bình Trị Hòn Chông - Kiên Giang, Đầm Môn - Khánh Hòa, Xuân Hải- Cửa Lò, Phao O - Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng Áng, bến phao Mỹ Khê, tuyến sông Hàn - Nại Hiên
0,0045 200
2 Tuyến Định An qua luồng Sông Hậu 0,0032 270
3 Khu vực Phú Quốc-Kiên Giang 0,0070 200
Nguồn: Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải (Ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ- BTC ngày 04/11/2008
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Ví dụ: Tàu hoạt động tuyến quốc tế có dung tích 20.000 GT sử dụng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải, cự ly dẫn tàu 35 hải lý (HL). Số phí hoa tiêu phải nộp như sau:
- 10 HL đầu tiên: 20.000 GT x 0,0034 USD/GT/HL x 10 HL = 680 USD; - 20 HL tiếp theo: 20.000 GT x 0,0022 USD/GT/HL x 20 HL = 880 USD; - 5 HL cuối: 20.000 GT x 0,0015 USD/GT/HL x 5 HL = 150 USD.
Tổng cộng phí hoa tiêu tàu phải trả: 1.710 USD.
d) Dịch vụ lai dắt tàu biển
Lai dắt tàu biển là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai. Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
58
Tàu biển rời/cập cầu hoặc di chuyển trong cảng có sử dụng tàu lai dắt hỗ trợ phải trả tiền hỗ trợ tính trên cơ sở đơn giá và thời gian hỗ trợ. Đơn giá được quy định căn cứ vào công suất của tàu hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ tính từ lúc tàu hỗ trợ rời vị trí xuất phát trong khu vực cảng có tàu biển vào làm hàng đến khi trở về vị trí ban đầu hoặc chuyển sang hoạt động khác, với thời gian tối thiểu tính bằng 1 giờ cho 1lần hỗ trợ.
Dhtr = thtr . fhtr . H (USD) (2.100)
Trong đó: thtr – thời gian hỗ trợ tàu biển (giờ); fhtr – đơn giá hỗ trợ (USD/mã lực-giờ); H – Công suất tàu lai (mã lực).
Thực tế một số cảng đang áp dụng đơn giá hỗ trợ tính cho mỗi lần hỗ trợ và dựa vào kích cỡ tàu (chiều dài).