Các phương án tác nghiệp của sơ đồ công nghệ xếp dỡ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 36 - 38)

Cần biết rằng mỗi một sơ đồ công nghệ xếp dỡ cho phép thực hiện được một số phương án tác nghiệp (hay tác nghiệp xếp dỡ) nhất định. Vì vậy, khi có thay đổi thiết bị hay thay đổi sự phối hợp của các thiết bị thì sẽ làm cho các phương án tác nghiệp xếp dỡ khác đi, tức là đã có một sơ đồ công nghệ xếp dỡ mới.

Cần phân biệt phương án tác nghiệp của sơ đồ công nghệ xếp dỡ và phương án xếp dỡ. Phương án xếp dỡ nói đến hoạt động dịch chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Chẳng hạn cảng chuyển hàng theo phương án xếp dỡ từ tàu vào kho và thu cước theo đơn giá quy định. Thế nhưng muốn thực hiện được phương án xếp dỡ này thì phải phối hợp 2 loại thiết bị là cần trục và xe nâng hàng. Khi đó cần trục phải thực hiện tác nghiệp chuyển hàng từ hầm tàu lên cầu tàu, còn xe nâng hàng phải thực hiện tác nghiệp chuyển tiếp hàng từ cầu tàu vào kho. Như vậy, đã có quá trình tác nghiệp của 2 thiết bị để thực hiện 1 phương án xếp dỡ. Thế nhưng, trên thực tế đa số các trường hợp phương án tác nghiệp cũng chính là phương án xếp dỡ, chẳng hạn như cần trục chuyển hàng trực tiếp từ tàu lên ô tô hay sà lan, xe nâng chuyển hàng từ kho ra ô tô...

Việc phân tích các phương án tác nghiệp của một sơ đồ công nghệ xếp dỡ là nhằm xác định khối lượng công việc (đây cũng chính là sản lượng thao tác) mà mỗi loại thiết bị phải thực hiện, từ đó tính toán được số lượng từng loại thiết bị tương ứng. Khi thấy sự mất cân đối hay bất hợp lý về số lượng các loại thiết bị (thiết bị tiền phương và thiết bị hậu phương) thì có thể điều chỉnh sự phối hợp của các thiết bị để có sơ đồ công nghệ xếp dỡ hợp lý hơn.

Có thể biểu diễn các phương án tác nghiệp của một sơ đồ công nghệ xếp dỡ dưới dạng lược đồ.Trên lược đồ, mỗi phương án tác nghiệp biểu thị bằng một mũi tên, chiều của mũi tên là chiều dịch chuyển của hàng, tên của phương án tác nghiệp được ký hiệu bằng 1 con số.

Quy ước đánh số các phương án tác nghiệp như sau:

Mũi tên nét mảnh là các phương án tác nghiệp do thiết bị tiền phương thực hiện. Mũi tên nét đậm là các phương án tác nghiệp do thiết bị hậu phương thực hiện.Ô gạch nét đứt biểu thị vị trí kho, bãi tạm.

Nếu hàng hóa xuất khỏi cảng thì các mũi tên đánh theo chiều ngược lại.

Tàu Ô tô, toa xe

Tàu Kho, bãi Ô tô, toa xe

Tàu Kho, bãi Ô tô, toa xe

Tàu Kho, bãi Kho, bãi Ô tô, toa xe

1 2 1 2 2 3 4 5 6

25

Ví dụ 1: Phân tích và biểu diễn các phương án tác nghiệp của sơ đồ công nghệ xếp dỡ sau:

(Để đơn giản, trên sơ đồ chỉ thể hiện mũi tên 1 chiều)

Sơ đồ này có thể thực hiện được các phương án tác nghiệp như sau:

+ Cần trục có thể chuyển hàng trực tiếp từ Tàu lên Ô tô, và ngược lại.

+ Cần trục có thể chuyển hàng trực tiếp từ Tàu lên Bãi, và ngược lại. Tuy nhiên, phải lưu ý là cần trục chỉ có thể xếp hàng trên bãi trong phạm vi tầm với lớn nhất của nó.

+ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xếp hàng về phần bãi phía sau, không nằm trong tầm với của cần trục? Cách đơn giản là dùng xe nâng chuyển bớt hàng từ khu vực trong tầm với cần trục về phía sau, phương án tác nghiệp này gọi là chuyển hàng từ Bãi sang Bãi. Khi đó cần trục lại có thể tiếp tục chuyển hàng từ Tàu lên Bãi, vì phần bãi phía trước đã trống ra rồi.

+ Việc đưa hàng từ Bãi lên xe cho chủ hàng sẽ tiến hành như sau: những kiện hàng xếp trên bãi nhưng không nằm trong tầm với cần trục sẽ phải dùng xe nâng chuyển lên ô tô, còn những kiện hàng xếp ở phần bãi nằm trong tầm với của cần trục thì có thể dùng cần trục hoặc xe nâng đều được. Thế nhưng, trên thực tế người ta thường sử dụng xe nâng, đây được gọi là nguyên tắc “ưu tiên giải phóng thiết bị tiền phương”.

Từ phân tích trên, sơ đồ công nghệ xếp dỡ sẽ có các phương án tác nghiệp như sau:

1- Phương án tác nghiệp xếp dỡ Tàu – Ô tô (thiết bị tiền phương thực hiện). 2- Phương án tác nghiệp xếp dỡ Tàu – Bãi (thiết bị tiền phương thực hiện). 4- Phương án tác nghiệp xếp dỡ Bãi – Ô tô (thiết bị hậu phương thực hiện). 5- Phương án tác nghiệp xếp dỡ Bãi – Bãi (thiết bị hậu phương thực hiện). 6- Phương án tác nghiệp xếp dỡ Bãi – Ô tô (thiết bị hậu phương thực hiện) E2 - Dung lượng hàng tương ứng sản lượng xếp dỡ theo phương án 4. E3 - Dung lượng hàng tương ứng sản lượng xếp dỡ theo phương án 6.

Bãi hàng Rmax

Sơ đồ này dùng để xếp dỡ hàng kiện, bảo quản ngoài trời. Thiết bị trên bến gồm cần trục chân đế phối hợp với xe nâng hàng vạn năng

26

(biểu diễn dưới dạng lược đồ)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 36 - 38)