Nguyên tắc chung chất xếp container

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 109)

- Container hàng xuất: kể cả container FCL và LCL, xếp phân tách theo cảng dỡ hàng, tàu, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.

Tàu Bãi container hàng Bãi container rỗng CFS Kho chủ hàng 8 2 4 1 13 12 14 5 11 3 9 6 1 10 1 7 1 2 3 5 4 2 3 6 7 8 9 8 9 14 10 11 X Y

98 - Container hàng nhập:

+ Loại FCL: Phân tác theo hãng tàu, cỡ và loại. Với những lô hàng lớn có thể xếp phân tách theo B/L.

+ Loại LCL: Phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác. - Container chuyển tải: xếp như container hàng xuất.

- Container rỗng: xếp phân tách theo cỡ và loại, chủ khai thác, tuyến vận chuyển. - Container đặc biệt: xếp phân tách theo cỡ và loại, chủ khai thác.

+ Container loại bệ phẳng (Platform – P/F), hở nóc (Open Top – O/T): phân tách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.

+ Container quá cao: chỉ xếp 1 tầng

+ Container quá rộng: không nên xếp thành khối, khi cần xếp cách hàng, phân tách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.

4.5.2. Bố trí bãi cho hệ thống xếp dỡ bằng giá xe

4.5.3. Bố trí bãi khi sử dụng Reach stacker

* Bố trí ô nền

99 * Xếp chồng container

4.5.4. Bố trí bãi khi sử dụng xe nâng bên trong

4.5.5. Bố trí bãi khi sử dụng RTG 300 11 m 300 11 m 18 m 0,5 m 0,35 m 4 m 6,2 m 0,15 m 40 40 40 30 15 20 25 25 25 10 10 10 32 32 32 30 20

100

4.5.6. Bố trí bãi khi sử dụng RMG

4.5.7. Hệ thống địa chỉ bãi

Mỗi container hay mỗi ô chất xếp trên bãi được nhận biết thông qua hệ thống địa chỉ bãi. Hệ thống địa chỉ bãi này là cơ sở cần thiết cho việc kiểm soát thời điểm và vị trí container tại cảng cũng như mọi sự dịch chuyển container giữa tàu, bãi và các phương tiện vận tải nội địa. Các nhân viên điều hành bến phải biết sử dụng hệ thống này để đảm bảo rằng:

- Container được chất xếp vào đúng vị trí theo kế hoạch đã chỉ dẫn; - Có thể nhanh chóng xác định vị trí chất xếp của container;

- Di chuyển, dời dịch container dễ dàng;

- Chất xếp, lựa chọn container nhanh và chính xác;

- Nắm được dung lượng bãi trống để phục vụ cho mục đích lập kế hoạch bãi. 0,3 m 0,45 m 4,8 m 4,8 m 2,9 m 0,45 m Rail Rail 6,4 m 0,3 m

101

Mỗi container chất xếp trên bãi được xác định bởi một mã gồm 4 thành phần:

+ Số hiệu Block (khối): Thường ký hiệu bằng các chữ A, B, C…Tuy nhiên cũng có thể ký hiệu bằng 1 số.

+ Số hiệu Row (hàng): số hiệu hàng gồm từ 2 đến 3 số. Ở hầu hết các cảng container, số hiệu hàng trong mỗi khối được bắt đầu bằng số 01, chẳng hạn A (01, 02, 03…; B (01, 02, 03…). Tuy nhiên ở nhiều nơi, số hiệu này được đánh nối tiếp theo các khối như A (01, 02, 03... ; B (07, 08, 09…)

+ Số hiệu Line (cột): gồm 2 số để xác định vị trí trong từng hàng, thường được đánh số 01, 02, 03…

+ Số hiệu Tier (tầng, chồng): cho biết vị trí xếp chồng của container, bắt đầu từ lớp đầu tiên là số 1 hoặc chữ cái A.

Ví dụ một container có tọa độ là A-03-05-B cho biết vị trí thuộc khối A, hàng thứ 3, cột thứ 5, tầng 2.

Cách đánh mã vị trí như trên áp dụng cho các container 20’. Đối với container 40’ thì có một chút thay đổi, bằng cách ghi số hiệu của 2 cột mà container chiếm chỗ. Ví dụ một container có tọa độ A-06-01-02-C, có nghĩa là container 40’, xếp ở vị trí khối A- hàng thứ 6, cột 01 và 02, chồng thứ 3.

Như vậy, đã có sự khác nhau trong cách biểu diễn tọa độ của container 20' và 40'. Để tạo một hệ thống đồng nhất, người ta quy ước tọa độ cột của container 20’ sẽ được lặp lại 2 lần. Do đó vị trí container 20’ như trên được viết là A-03-05-05-B. Để đơn giản trong thực hành, người ta bỏ các gạch ngang, trường hợp trên mã vị trí sẽ là A030505B.

Trên thực tế ứng dụng tại một số cảng biển Việt Nam, người ta thay đổi cách đánh số hiệu cột để việc chất xếp container được linh hoạt hơn. Theo phương pháp này, mỗi cột được đánh số lẻ là 01, 03, 05…. Giữa hai số lẻ liền nhau, đánh thêm các số chẵn 02, 04, 06… Chẳng hạn, giữa hai cột 01 và 03 thì đánh số 02. Như vậy, các container 20’ bao giờ cũng có số hiệu cột là số lẻ, còn những container 40’ bao giờ cũng có số hiệu cột là chẵn.

102

4.6. Chất xếp container trên tàu

4.6.1. Nguyên tắc chung khi chất xếp container trên tàu a) Những căn cứ khi lập sơ đồ xếp hàng trên tàu a) Những căn cứ khi lập sơ đồ xếp hàng trên tàu

- Trọng lượng xếp chồng và hạn chế trọng lượng; - Cảng xoay vòng;

- Phân bổ trọng lượng; - Điểm tiếp lạnh;

- Hạn chế năng lực của cẩu tàu; - Giới hạn trọng tải tàu;

LINE S ROW S 02 03 04 05 06 1 07 08 09 10 1 01 01 02 03 BLOCKSS E F Ô nền (Groundslot) LINE S ROW S 02 05 07 09 11 13 15 17 19 01 01 02 03 B 02 02 03 04 06 08 10 12 14 16 18 LINE S ROWS TIERS A B C 05 04 03 02 01 01 04 02

103 - Trình tự phân ngăn và sơ đồ bãi xuất.

b) Phân bổ trọng lượng

- Container nặng nên xếp càng thấp càng tốt vì lý do ổn định tàu. - Trọng lượng được phân bổ đều hai bên mạn và mũi lái.

- Phân bổ trọng lượng phù hợp với giới hạn tải trọng trên boong và dưới hầm.

c) Trình tự xếp/dỡ container trên tàu

* Trên boong: Dỡ hết theo từng Tier từ phía bờ ra ngoài, bắt đầu từ Tier trên cùng.

* Dưới hầm:

+ Đối với tàu có rãnh dẫn hướng: Dỡ hết theo từng hàng (row), từ 2 bên vào giữa tàu

+ Đối với tàu không có rãnh dẫn hướng: Dỡ hết lớp dưới trên đến lớp dưới. Khi xếp container xuống tàu thì tiến hành theo thứ tự ngược lại.

* Mục đích:

- Giúp cho cẩu làm việc với tầm quan sát không bị ảnh hưởng;

- Giữ được chu trình di chuyển của ngáng cẩu không bị thay đổi thường xuyên. Điều này góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng suất xếp dỡ;

- Duy trì sự ổn định của tàu.

d) Nguyên tắc chất xếp

- Các container nặng nên xếp dưới hầm và ở những lớp bên dưới. Trường hợp phải xếp trên boong thì cũng phải xếp ở lớp dưới cùng trên boong;

- Trọng tải xếp chồng phải đảm bảo trong giới hạn cho phép;

- Không xếp chồng lên trên nếu trọng lượng của nó lớn hơn trọng lượng container phía dưới quá 2 tấn;

- Phân bố đều trọng lượng giữa 2 mạn.

- Container nhẹ hoặc container rỗng nếu xếp dưới hầm thì phải xếp ở lớp phía trên. Thông thường nên xếp trên boong;

- Những kiện hàng có kích thước quá khổ cần được xếp ở những lớp trên cùng (nếu xếp dưới hầm), hoặc xếp trên boong;

- Số lượng và vị trí xếp container lạnh phải căn cứ vào điểm tiếp lạnh;

2 4 6 8 7 5 3 1 1 2 4 6 8 7 5 3 1 2 4 6 8 7 5 3 1 2 4 6 8 7 5 3 1 4 6 8 7 5 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3

104

- Hàng nguy hiểm phải xếp vào các vị trí chỉ định;

- Không được chất hàng vượt quá trọng tải giới hạn của tàu;

- Lớp container tiếp xúc sàn tàu hoặc boong tàu phải gắn vào chốt định vị; - Các hàng container theo Row, nếu không có rãnh dẫn hướng, phải liên kết với nhau bằng gù nối;

- Container xếp trên boong từ lớp thứ 2 trở lên phải chằng buộc đúng quy định.

4.6.2. Đánh số vị trí chất xếp trên tàu container a) Hệ thống đánh số dùng 6 ký số a) Hệ thống đánh số dùng 6 ký số

Đây là hệ thống đánh số vị trí chất xếp trên tàu container thông dụng nhất. Hệ thống này định danh vị trí mỗi container trên tàu bằng mã số gồm 6 ký số theo thứ tự : Bay – Row – Tier (máng – hàng – chồng).

- Bay: được biểu thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí container xếp theo chiều dọc của tàu, đánh số tăng dần từ mũi tàu về phía đuôi tàu. Những container loại 20’: đánh số 01; 03; 05… Những container loại 40’: đánh số 02; 04; 06… Mã số “Bay” của container 40’ là số chẵn nằm giữa 2 số lẻ định danh cho 2 container loại 20’ mà nó chiếm chỗ. Chẳng hạn : 06 là số Bay của container 40’ chiếm chỗ 2 Bay 05 và 07 (tức là chiếm chỗ của 2 container 20’ nằm trên Bay 05 và Bay 07).

- Row: được biểu thị bằng 2 số giữa của mã số, chỉ vị trí container xếp theo chiều ngang của tàu, đánh số tăng dần từ giữa tàu về phía 2 mạn. Các container nằm về phía mạn phải, đánh số: 01; 03, 05…Các container nằm về phía mạn trái, đánh số 02; 04; 06…Container nằm chính giữa, đánh số 00.

- Tier: được biểu thị bằng 2 số cuối của mã số, chỉ vị trí container theo chiều cao xếp chồng trên tàu.

+ Ở dưới hầm: đánh số 02; 04; 06… kể từ lớp dưới cùng trở lên.

+ Ở trên boong: đánh số 82; 84; 86…kể từ lớp đầu tiên trên mặt boong trở lên. 23 21 18 15 13 11 09 23 21 19 17 15 13 11 09 06 02 23 21 19 17 15 13 11 09 06 02 22 19 17 15 13 10 07 05 02 22 19 17 15 13 10 07 05 02 23 21 19 17 15 13 10 07 05 03 01 23 21 19 17 15 13 10 07 05 03 01 23 21 19 17 15 13 11 09 07 05 03 01 Bay 20' (22) (18) (14) (10) (06) (02) Bay 40'

105 Tier Row 06 04 02 00 01 03 05

Container đánh dấu đậm trên hình vẽ có mã vị trí Bay-Row-Tier: 180386

b) Hệ thống đánh số dùng 4 ký số

Hệ thống này định danh vị trí mỗi container xếp trên tàu bằng mã số gồm 4 ký số theo thứ tự Bay – Tier – Row (máng – chồng – hàng).

- Bay: được biểu thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí container xếp theo chiều dọc của tàu.

+ Những container là loại 20’: đánh số thứ tự theo từng cặp 11-12; 21-22; 31-32… từ mũi tàu về phía đuôi tàu.

+ Những container là loại 40’: đánh số 14; 24; 34… Cụ thể: mã số Bay của container 40’ là 14 sẽ thay vị trí 2 container loại 20’ có mã số Bay là 11 và 12. Tương tự container 40’ có mã số Bay là 24 sẽ thay vị trí 2 container 20’ có mã số Bay là 21 và 22…

- Tier: được biểu thị bằng số thứ 3 của mã số, chỉ vị trí container theo chiều cao xếp chồng trên tàu, đánh số 1; 2; 3… tăng dần từ lớp dưới cùng trong hầm tàu lên trên boong.

- Row: được biểu thị bằng số cuối cùng của mã số, chỉ vị trí container theo chiều ngang của tàu, đánh số tăng dần từ giữa tàu về phía 2 mạn.

+ Các container nằm về phía mạn phải, đánh số 1; 3; 5… + Các container nằm về phía mạn trái, đánh số 2; 4; 6… + Container nằm chính giữa, đánh số 0. 62 61 54 42 41 32 31 62 61 52 51 42 41 32 31 24 14 62 61 52 51 42 41 32 31 24 14 64 52 51 42 41 3 34 22 21 5 14 64 52 51 42 41 34 22 21 14 62 61 52 51 42 41 34 22 21 12 11 62 61 52 51 42 41 34 22 21 12 11 62 61 52 51 42 41 32 31 22 21 12 11 Bay 20' (64) (54) (44) (34) (24) (14) Bay 40' 86 84 82 08 04 02 06 On deck In hold

106 Tier Row 6 4 2 0 1 3 5

Container đánh dấu đậm trên hình vẽ có mã vị trí Bay-Tier-Row : 3433

4.7. Kế hoạch cầu bến (Quay Planning or Berthing Planning)

Kế hoạch cầu bến đưa ra một cái nhìn tổng thể về việc sử dụng cầu và vùng nước trước bến của cảng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ kế hoạch cầu bến, có thể thấy được khối lượng công việc cần thực hiện, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch nguồn lực khác (phương tiện, thiết bị, lao động...). Kế hoạch cầu bến thường là kế hoạch mềm và có thể thay đổi phụ thuộc vào thời gian đến của tàu cũng như khối lượng container cần xếp dỡ.

Kế hoạch cầu bến là bước đầu tiên của việc lập kế hoạch làm hàng cho tàu. Căn cứ vào lịch tàu và thông báo tàu đến của đại lý với các thông tin như chiều dài tàu, thời gian tàu đến, thời gian tàu đi, số lượng container cần dỡ và xếp để lập kế hoạch cầu bến cho tàu trên cơ sở dự tính được những vấn đề đặt ra là:

+ Những loại cần trục nào cần được sử dụng làm hàng cho tàu; + Có bao nhiêu cần trục sẵn sàng làm việc;

+ Số lượng cần trục làm hàng cho mỗi tàu là bao nhiêu thì hợp lý.

Thông thường bộ phận kế hoạch (planing department) nằm trong phòng khai thác của cảng (một số cảng ở Việt Nam gọi là Trung tâm điều độ), trong bộ phận kế hoạch lại có thể chia ra những bộ phận nhỏ hơn như kế hoạch cầu bến, kế hoạch bãi.... Bộ phận kế hoạch cầu bến sẽ quản lý hoạt động khai thác bến và khai thác tàu với 3 đối tượng là:

- Tàu hoạt động trên tuyến chính (main lines/dep-sea); - Tàu khai thác trên tuyến nhánh (feeder);

- Sà lan (barge).

Kế hoạch cầu bến ảnh trực tiếp đến kế hoạch chất xếp container trên bãi và kế hoạch sử dụng thiết bị. Thông thường 1 cần trục xếp dỡ container cho tàu (STS - Ship to Shore crane) yêu cầu 6 xe kéo container (truck - chassis) hoặc 3 xe nâng chuyển (straddle carrier) và 2 khung cẩu chất xếp container trên bãi.

7 6 5 4 2 1 3 On deck In hold

107

Người khai thác tàu container trên chuyến chính đều đã ký kết hợp đồng với cảng về việc xếp dỡ cho tàu của họ. Hầu hết các tàu này vận chuyển trên các tuyến đường cố định với lịch trình cố định và được thông báo trước. Người khai thác tàu cũng đã thỏa thuận với cảng về định mức năng suất xếp dỡ để đảm bảo thời gian tàu nằm ở cảng không bị kéo dài quá dự kiến, dẫn đến phá vỡ lịch trình chạy tàu đã ấn định.

Nếu người khai thác tàu đảm bảo tàu sẽ đến cảng đúng thời gian như thông báo, thì người khai thác cảng cũng phải bảm đảm các hoạt động xếp dỡ cho tàu được tiến hành khẩn trương với năng suất như thỏa thuận và tàu sẽ khởi hành đúng thời gian. Trong trường hợp này, kế hoạch cầu bến được định sẵn (không thay đổi) cho một thời gian dài. Tuy nhiên, kế hoạch cầu bến cho các tàu này cũng không dài quá 3 tháng trong hoạt động khai thác của cảng, bởi vì chính các hãng tàu cũng không thể lập kế hoạch khai thác tàu chính xác cho thời gian quá 3 tháng.

Các thông tin cần thiết của mỗi chuyến tàu khi lập kế hoạch cầu bến: - Tên tàu, số hiệu chuyến tàu, người khai thác tàu;

- Tuyến vận chuyển/dịch vụ (nếu cần);

- Dự kiến thời gian đến, dự kiến thời gian đi của tàu; - Số lượng container cần xếp/dỡ;

- Những hàng hóa đặc biệt cần xếp dỡ (hàng để rời không đóng trong container);

- Các yêu cầu khác: sử dụng cẩu nổi, sửa chữa...

Trong hệ thống quản lý khai thác của cảng, các dữ liệu liên quan đến con tàu đều được cập nhật và sẽ được truy xuất khi cần, gồm:

- Chiều dài tàu; - Chiều rộng tàu; - Kết cấu của tàu;

- Số lượng và vị trí của cẩu tàu (nếu có);

- Sơ đồ vị trí chất xếp container trên tàu (Bay lay-out of the ship);

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 109)