Lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 87 - 88)

Thời gian xếp dỡ hàng cho một tàu phụ thụ thuộc vào khối lượng, chủng loại hàng xếp dỡ, số máng xếp dỡ tối đa có thể mở, năng suất của thiết bị.

Đối với các tàu bách hóa vận chuyển theo hợp đồng tàu chuyến, chủ hàng thường dành quyền lựa chọn thiết bị xếp dỡ và họ thường sử dụng cần cẩu của tàu (vì thông thường chi phí sử dụng cẩu tàu đã bao gồm trong giá cước vận chuyển). Do vậy số máng xếp dỡ thường bằng số cần cẩu của tàu. Trường hợp cần thiết, chủ hàng có thể yêu cầu sử dụng thêm cần trục bờ. Tuy nhiên, tổng số máng xếp dỡ tối đa thường bằng với số hầm hàng của tàu.

76

Khi hợp đồng xếp dỡ với cảng, chủ hàng thường thỏa thuận một định mức năng suất, đó là tổng khối lượng hàng xếp dỡ cho một ngày (tấn/tàu-ngày), hoặc định mức cho một máng xếp dỡ (tấn/máng-ca hoặc tấn/máng-giờ). Trên cơ sở đó, cảng có thể dự tính được số máng xếp dỡ và khoảng thời gian cần thiết cho việc xếp dỡ.

Đối với các tàu container, việc xếp dỡ chủ yếu bằng cần trục bờ và cảng sẽ quyết định số lượng cần trục làm hàng cho tàu, sao cho đảm bảo thời gian tàu khởi hành theo lịch. - Tính số máng mở cần thiết t m ct m q r 24.p.w .(1 k )   (cần trục) (3.2)

Điều kiện rm phải nhỏ hơn hoặc bằng số máng xếp dỡ tối đa có thể xếp dỡ đồng thời cho tàu.

Trong đó: qt - khối lượng hàng cần xếp dỡ trong 1 ngày cho tàu (tấn/tàu-ngày); p - năng suất xếp dỡ của cần trục (tấn/cần trục-giờ);

Wct - hệ số thời gian làm việc thực tế của cần trục trong ngày; km - hệ số khoảng thời gian bị mất do việc đóng mở nắp hầm hàng; (với tàu container km = 5%, tàu bách hóa km có thể ít hơn) - Thời gian hoàn thành việc xếp dỡ cho tàu

t t xd t Q t q  (ngày) (3.3)

* Hầm trọng điểm: là hầm có thời gian xếp dỡ dài nhất trong số các hầm của tàu. Với tàu chở cùng một loại hàng thì hầm trọng điểm là hầm có khối lượng lớn nhất. Nhưng với tàu chở nhiều loại hàng khác nhau thì hầm trọng điểm thường là hầm chở loại hàng có năng suất xếp dỡ thấp so với các hầm khác, nên thời gian phải kéo dài. Trong trường hợp này, thời gian hoàn thành xếp dỡ cho tàu bằng thời gian xếp dỡ hầm trọng điểm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 87 - 88)