Vai trò của ICD trong hệ thống vận tải container

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 26 - 28)

ICD có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải container. Nó là điểm nối giữa một bên là nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu với một bên là cảng biển. Ở những khu vực có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container lớn thì việc quy hoạch và phát triển các ICD càng trở thành cấp thiết. Vai trò của ICD không chỉ thuần tuý là một khâu của hệ thống vận tải container mà còn là một khâu của hệ thống logistics. Điều này đòi hỏi các ICD phải được quy hoạch hợp lý về địa điểm, thiết kế kỹ thuật và trang bị hiện đại, kết nối thuận tiện với các cảng biển thông qua hệ thống giao thông nội địa, được tổ chức và phối hợp hoạt động một cách đồng bộ với các khâu khác của hệ thống như cảng, vận tải nội địa, vận tải biển, trung tâm phân phối. Việc hình thành các ICD đã làm thay đổi căn bản sơ đồ tuyến vận chuyển hàng hóa trong nội địa thuộc miền hậu phương của cảng.

Hình 1.4. Sơ đồ kết nối cảng và miền hậu phƣơng không và có thông qua ICD

Port Main Lines Feeder Lines Port of Transshipment ICD ICD

Port Lines Main

Feeder

Lines Port of Transshipment

15

Thứ nhất, ICD đóng vai trò là nơi tập kết, chất chứa hàng hóa và container. Cảng biển thường bị giới hạn về không gian nên diện tích kho bãi ít có khả năng mở rộng. Chính vì thế những người điều hành hoạt động cảng thường áp dụng các biện pháp giảm bớt thời gian container nằm tại cảng, một trong những biện pháp đó là tăng phí lưu bãi đồng thời tính phí theo phương pháp lũy tiến cho thời gian quá hạn. Song, vì nhiều lý do khác nhau như : cần tiến hành các thủ tục vận chuyển, giám định, thông quan hàng hóa; do kho riêng của nhà xuất nhập khẩu không đủ chỗ chất chứa; do hàng cần chờ phân phối vào các địa điểm khác nhau trong nội địa… nên chủ hàng xuất nhập khẩu không thể giải phóng container khỏi cảng trong thời gian ngắn nhất. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là tập kết container vào các ICD.

Thứ hai, ICD đóng vai trò như là địa điểm chính hoàn tất các thủ tục hải quan.

Hải quan là một tổ chức độc lập với cảng, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa muốn thông suốt, thuận lợi thì rất cần đến sự tham gia của hải quan. Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là một cửa khẩu và là nơi tiến hành các thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nghĩa là hàng hóa phải hoàn thành thủ tục hải quan mới được đưa ra khỏi cảng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ lưu thông hàng hóa từ cảng biển vào nội địa và ngược lại, làm giảm năng lực thông qua của cảng. Khi tiến hành thủ tục thông quan tại cảng sẽ kéo theo nhiều khâu dịch vụ khác như bốc xếp, kiểm đếm, giám định… gây trở ngại cho các hoạt động thông thường của cảng. Chuyển hoạt động thông quan hàng hóa vào các ICD sẽ bớt được phần cơ bản nhất về thủ tục tại cảng biển, giúp cảng biển phát huy được chức năng là nơi trung chuyển từ biển vào đất liền.

Thứ ba, ICD đóng vai trò là một trung tâm phân phối.

Container hóa và vận tải đa phương thức ngày càng chuyển hóa nhanh hơn, biến cảng trở thành một hành lang luân chuyển, nơi hàng hóa chỉ ghé qua mà không tạo thêm giá trị gia tăng nào. Những phương tiện vật chất và quan niệm truyền thống về lưu kho trở nên không còn nhiều ý nghĩa đối với hàng hóa đóng trong container, đòi hỏi cảng phải thiết kế được các dịch vụ mới để phát triển trở thành trung tâm phân phối logistics. Xu hướng phát triển cảng hiện đại ngày nay là chuyển các trung tâm phân phối tiến vào đất liền. Mô hình ICD được đánh giá là mô hình gần nhất để phát triển thành những trung tâm phân phối của cảng, vừa góp phần làm giảm bớt gánh nặng về giao thông cho cảng, các ICD còn hỗ trợ hoạt động gom hàng đồng thời tạo điều kiện mở rộng miền hậu phương của cảng.

Thứ tư, ICD thực hiện các hoạt động hỗ trợ cảng biển và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đối với hàng hóa. Hoạt động hỗ trợ cảng gồm: lưu kho bãi, kho CFS, kho ngoại quan, bãi chứa container (hàng, rỗng, lạnh), giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Hoạt động giá trị gia tăng: khai thuê hải quan, tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu hay áp mã số thuế, gom hàng lẻ, vận chuyển hàng nội địa, lắp đặt thiết bị, làm bao bì, đóng gói chân không, kẻ và kí mã hiệu hàng hóa…

16

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 26 - 28)