Nguyên tắc chất xếp hàng tại CFS

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 128 - 132)

a) Nguyên tắc chất xếp hàng hóa

- Chiều cao xếp chồng của hàng hóa trong kho phải phù hợp với từng loại hàng và kiểu bao bì của nó.

- Không được xếp chồng cao quá sức chịu tải của bao kiện hàng lớp dưới cùng, dẫn đến đống hàng bị đổ.

- Trong những trường hợp cần thiết phải theo chỉ dẫn chất xếp của người gửi hàng.

- Người ta có thể sử dụng hệ thống giá đỡ nhiều tầng để chất xếp các loại hàng hóa mà bao bì làm bằng vật liệu yếu , chẳng hạn như các loại hộp giấy hay carton...

- Đối với những loại hàng dễ hỏng, dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ thì nhất thiết phải xếp trong những bao bì chắc chắn bằng gỗ và có chèn lót.

- Cần tập hợp những kiện hàng có kích thước nhỏ thành một kiện lớn (đóng thành pallet) để có thể xếp chồng cao hơn và dễ dàng sử dụng thiết bị cơ giới hóa. Hàng xếp trên pallet phải đảm bảo an toàn, chiều cao của hàng trên mỗi pallet không quá 1,5 chiều dài của pallet.

- Không được xếp chồng cao hơn tại những vị trí là góc của lô hàng vì hạn chế tầm nhìn của phương tiện và thiết bị làm va quệt gây đổ vỡ.

117

- Hàng hóa chất xếp tại CFS phải được phân tách thành các lô riêng biệt theo từng phiếu gửi hàng.

- Khi xếp chồng thành nhiều lớp, giữa các lớp hàng (tier) phải có đệm lót.

- Những hàng hóa thuộc loại dính bẩn, thì nên xếp riêng về một khu vực. Tốt nhất là xếp ngoài bãi.

- Không được xếp các kiện hàng nặng lên bên trên các kiện hàng nhẹ.

- Không được chất xếp các hàng chất lỏng, ẩm ướt bên trên các kiện hàng khô (tránh ẩm ướt).

- Những kiện hàng kồng kềnh, bất tiện khi xếp dỡ thì nên xếp ở chỗ trống hoặc gần cửa.

- Hàng nguy hiểm phải xếp tại vị trí an toàn quy định và ghi ký hiệu rõ ràng. - Hàng có giá trị cao phải xếp vào kho tại khu vực được bảo vệ chắc chắn. - Sử dụng đúng loại thiết bị hay dụng cụ xếp dỡ cho từng loại hàng.

- Khi chất xếp hàng tại CFS phải tạo các khe hở giữa các đống hàng để đảm bảo thông gió nếu cần thiết.

- Khi chất xếp bằng thủ công, người công nhân chỉ được nâng kiện hàng cao tới vai. Chỉ được bước lên đống hàng khi thực sự cần thiết.

b) Khoảng cách an toàn khi chất xếp hàng nguy hiểm

Bảng 4.5. Quy định về khoảng cách an toàn khi chất xếp các loại hàng nguy hiểm

Nhóm hàng 2.1 2.2 2.3 3 4.1 4.2 4.3 5.1 5.2 6.1 8 9 2.1 0 0 S A S 0 S S 0 A 0 2.2 0 0 A 0 A 0 0 A 0 0 0 2.3 0 0 S 0 S 0 0 S 0 0 0 3 S A S 0 S A S S 0 0 0 4.1 A 0 0 0 A 0 A S 0 A 0 4.2 S A S S A A S S A A 0 4.3 0 0 0 A 0 A S S 0 A 0 5.1 S 0 0 S A S S S A S 0 5.2 S A S S S S S S A S 0 6.1 0 0 0 0 0 A 0 A A 0 0 8 A 0 0 0 A A A S S 0 0 9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chú thích : 0 – Không cần xếp cách ly A – Cách nhau ( > 3 m) S – Cách nhau ( > 12 m)

118 c) Sơ đồ đánh số vị trí chất xếp hàng tại CFS E F G A B C D A B C D A B C D 01 02 03 04 05 06 F-07-C 07 95-x- 0147 3 08 09 10 A B C D A B C D A B C D

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƢƠNG 4

1. Tiêu chuẩn thiết kế và mục đích của cảng container 2. Giải thích cấu trúc của một bến cảng container 3. Các hệ thống bốc dỡ của cảng container

4. Quy hoạch bãi container

5 Nguyên tắc chất xếp container dưới tàu

6. Hệ thống đánh số vị trí chất xếp trên tàu container 7. Các kế hoạch làm hàng cho tàu container

8. Một số chỉ tiêu khai thác cảng container 9. Nguyên tắc tác nghiệp tại kho CFS

GROUND SLOT

Ghi chú :

95-X-01473 : là số hiệu lô hàng

119

Chƣơng 5

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẢNG 5.1. Chức năng của quản lý cảng [14]

Trong hệ thống cảng, có một hay một vài tổ chức đảm nhiệm các vai trò sau đây: - Là chủ thể cho các đơn vị tư nhân khác cung cấp những dịch vụ khác nhau; - Là chủ thể điều chỉnh các hoạt động khai thác và hoạt động kinh tế;

- Điều chỉnh hoạt động an toàn, an ninh hàng hải và giám sát bảo vệ môi trường;

- Lập kế hoạch cho các hoạt động khai thác cảng trong tương lai và đầu tư vốn;

- Là nhà điều hành khai thác các dịch vụ hàng hải và cơ sở hạ tầng;

- Là người tiếp thị và quảng bá các dịch vụ cảng và phát triển kinh tế cảng; - Là người xếp dỡ và bảo quản hàng hóa;

- Cung cấp các hoạt động phụ trợ khác.

Theo quan điểm về tầm quan trọng chiến lược của đất đai thì tài sản cảng hiếm khi được bán ngay cho các bên tư nhân. Bởi vì nó trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân và khu vực phúc lợi công cộng, đồng thời có thể làm thay đổi giá trị nội tại của cảng và có thể tạo ra sự khan hiếm dịch vụ cảng không đáng có. Do đó, vai trò quan trọng đối với nhiều chính quyền cảng phải là chủ với trách nhiệm quản lý thực sự bất động sản trong khu vực cảng. Việc quản lý này bao gồm khai thác kinh tế, phát triển dài hạn, bảo trì cơ sở hạ tầng cơ bản của cảng như luồng tàu, cầu bến, đường giao thông ra vào cảng...

Chính quyền cảng thường có quyền lực pháp lý rộng liên quan đến cả các hoạt động vận chuyển và khai thác cảng. Đó là việc áp dụng các công ước, luật pháp liên quan đến an toàn, an ninh công cộng, môi trường, hàng hải, chăm sóc sức khỏe cộng đồng ... Chính quyền cảng cũng ban hành các văn bản dưới luật, bao gồm nhiều quy tắc và quy định đối với các hoạt động của tàu tại cảng và về việc khai thác sử dụng các kết cấu hạ tầng cảng cũng như các vấn đề khác.

Chức năng lập kế hoạch của chính quyền cảng trong việc phối hợp với chính quyền địa phương là một vấn đề phức tạp, đặc biệt là đối với các cảng lớn nằm trong hoặc gần thành phố. Vì vậy, khi lập kế hoạch cảng phải xem xét:

- Sự phù hợp của kế hoạch với các quy định chung về việc sử dụng đất được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền;

- Tác động trực tiếp của các kế hoạch phát triển cảng đến môi trường xung quanh như môi trường, hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng liên quan;

120

- Sự phù hợp của những kế hoạch phát triển cảng trong bối cảnh thương mại vận tải và kinh tế của quốc gia cũng như quốc tế đồng thời phải xem xét đến vấn đề cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực.

Dịch vụ cảng có khả năng cung cấp và vấn đề cân bằng cung cầu xảy ra ở các cấp chính quyền cảng và các công ty cảng tư nhân. Do đó sự phát triển của các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng cảng cũng như các chính sách liên quan nên bắt đầu ở từng cấp độ. Chẳng hạn như kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp, kế hoạch khai thác các cảng thương mại hay các dự án cho xếp dỡ các hàng hóa đặc biệt, bảo quản và phân phối hàng hóa... cần được tích hợp ở cấp độ chính quyền cảng, để từ đó có một chiến lược quy hoạch tổng thể của cảng. Các quy hoạch riêng rẽ sau này sẽ được thực hiện trên cơ sở của quy hoạch tổng thể và nằm trong quy hoạch tổng thể. Điều này sẽ giúp tránh được sự đầu tư trùng lắp dẫn đến tốn kém chi phí, không tập trung đầu tư được công nghệ tiên tiến đồng thời cũng đảm bảo cho việc lựa chọn được những địa điểm xây dựng cảng thích hợp để các cảng biển có thể kết nối thuận tiện với hệ thống vận tải nội địa khác.

Vì vậy, Chính phủ cần ban hành một chính sách quốc gia để tạo ra một khuôn khổ hợp lý cho phát triển cảng. Giám sát các hoạt động hàng hải là một nhiệm vụ của Cảng vụ Hàng hải. Nó thường bao gồm tất cả các nhiệm vụ và hoạt động hợp pháp liên quan đến sự an toàn và hiệu quả quản lý tàu trong phạm vi ranh giới của khu vực cảng. Văn phòng của cảng vụ hàng hải phân bổ bến và phối hợp tất cả các dịch vụ cần thiết để neo đậu tàu. Những dịch vụ này bao gồm hoa tiêu, lai dắt, cởi buộc dây, và các dịch vụ giao thông tàu. Thông thường cảng vụ cũng có trách nhiệm một vai trò hàng đầu trong quản lý vận chuyển và các cuộc khủng hoảng liên quan đến cảng (ví dụ, đâm va, cháy nổ, thiên tai, xả các chất ô nhiễm).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 128 - 132)