Quy định về an toàn lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 83)

3.5.1. Đối với công nhân xếp dỡ, đánh tín hiệu

Công nhân xếp dỡ phải từ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận sức khỏe và giấy chứng nhận biết bơi của cơ quan có thẩm quyền cấp. Phải được đào tạo theo chương trình của cảng, có giấy chứng nhận tốt nghiệp. Phải được thực tập sau đào tạo lý thuyết mới được ký hợp đồng làm việc. Khi làm loại hàng nào phải được huấn luyện theo quy trình công nghệ xếp dỡ loại hàng đó, đồng thời phải tuân theo lệnh của chỉ đạo viên. Phải biết kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với công cụ xếp dỡ đang sử dụng. Phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát: găng tay, giày, mũ, quần áo, khẩu trang…

72

Đối với công nhân đánh tín hiệu ngoài các yêu cầu trên phải tinh mắt, thính tai và được kiểm tra định kỳ về thính lực ,thị lực 6 tháng 1 lần. Phải nắm vững quy tắc kỹ thuật của công nhân điều khiển cần trục và công nhân phục vụ móc cẩu, hiểu biết kỹ thuật trên mã hàng. Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Phải được kiểm tra an toàn lao động định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý lao động của Cảng.

3.5.2. Đối với công nhân điều khiển máy xếp dỡ

Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải qua đào tạo. Giấy chứng nhận sử dụng

loại nào chỉ được sử dụng loại đó. Muốn chuyển sang điều khiển khác phải được đào

tạo thêm và có giấy chứng nhận.

Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải biết đặc tính chung của máy mình phụ trách, phải nắm vững quy định về kiểm tra vận hành thiết bị, công cụ xếp dỡ. Phải nắm vững nhiệm vụ công tác, đặc điểm hàng hóa, quy trình công nghệ xếp dỡ. Phải được tái huấn luyện chuyên môn và an toàn lao động hàng năm. Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

3.5.3. Đối với công nhân lái ô tô

- Công nhân lái ô tô phải qua đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Điều khiển loại phương tiện đúng với loại phương tiện ghi trong giấy phép. - Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. - Phải nắm vững các thông số kỹ thuật của phương tiện mình điều khiển, tính chất cơ bản của hàng hóa, phương pháp chất xếp và bảo quản hàng hóa trên xe.

- Phải nắm vững luật giao thông đường bộ trong và ngoài cảng.

3.5.4. Đối với máy móc thiết bị

- Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển phải có hồ sơ kỹ thuật ghi rõ các thông số kỹ thuật cơ bản: tải trọng, tầm với, kích thước…

- Phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ và cấp giấy phép sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Sau khi sửa chữa lớn: thay cáp, sửa kết cấu thép, hệ thống thắng, lái… phải được kiểm tra thử lại.

- Trước khi đưa thiết bị, phương tiện vào hoạt động phải kiểm tra để biết chắc chắn rằng các cơ cấu hoạt động tốt…

73

- Thiết bị điện phải có dây nối đất, dây dẫn diện phải dùng loại bọc kín đảm bảo cách điện tốt, các động cơ điện và các bộ phận truyền động phải được che chắn, dây cáp điện cấp cho động cơ phải bọc trong ống cao su.

- Đối với băng truyền làm việc trên cao, phễu phải có lan can cho người điều khiển.

3.5.5. Yêu cầu đối với mã hàng

- Mã hàng phải cân đối, ổn định.

- Sử dụng công cụ xếp dỡ có tính năng và tải trọng phù hợp.

- Trọng lượng mã hàng không vượt quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng.

- Những mã hàng được buộc bằng nhiều dây thì góc giữa các nhánh dây không lớn hơn 90 độ.

- Mã hàng không được dính vào các vật khác hoặc sàn tàu.

- Mã hàng phải được lập ở vị trí sân hầm hoặc trên boong tầu, nếu mã hàng lập trong góc hầm hoặc be tầu phải có thiết bị đưa ra sân hầm cho cần trục kéo lên. - Nếu hàng có cạnh sắc thì phải có vật chèn tại chỗ dây tiếp xúc với hàng.

- Khi lập mã hàng cần tiến hành móc cáp theo các vị trị đã được ch ỉdẫn bằng dấu hiệu in trên mã hàng (nếu có). Cấm lắp móc mã hàng vào dây buộc trên bao bì của kiện hàng nếu dây đó không dùng để cẩu hàng.

3.6. Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu

3.6.1. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu

Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu là một bản kế hoạch công tác của cảng, trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các bước công việc phục vụ tàu từ khi vào cho đến khi ra khỏi cảng, đồng thời còn chỉ rõ người chịu trách nhiệm thực hiện.

Trong công tác tổ chức sản xuất ở cảng, việc lập kế hoạch tác nghiệp phục vụ cho tàu là rất quan trọng, vì kể từ khi vào đến khi rời cảng con tàu phải quan nhiều bước công việc, được tiến hành bởi các bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Cho nên kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu phải lập một cách khoa học nhằm phối hợp hợp lý việc tiến hành các bước công việc, giảm thiểu thời gian gián đoạn làm phát sinh việc chờ đợi của tàu, từ đó mới có thể rút ngắn thời gian tàu ở cảng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, khi một bước công việc không tiến hành đúng kế hoạch (như kéo dài thời gian chẳng hạn) sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các công việc kế tiếp, và có thể phá vỡ toàn bộ kế hoạch. Vì vậy, người lập kế hoạch phải dự phòng các phương án điều chỉnh cần thiết.

Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu làm căn cứ để từng bộ phận liên quan chuẩn bị mọi mặt (phương tiện, lao động) đồng thời chủ động phối hợp với các bộ phận

74

khác trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, nó giúp cho lãnh đạo và cán bộ điều hành sản xuất có thể nắm bắt và kiểm tra tình hình phục vụ tàu trong phạm vi toàn cảng.

3.6.2. Nội dung kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu

Dưới đây là ví dụ về kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu A cập cảng X. Các công việc liên quan và thời gian phục vụ dự kiến như sau:

TT Bƣớc công việc Giờ trong ngày Ngƣời thực

hiện 1 13 2 14 3 15 4 16 5 17 6 18 7 19 8 20 9 21 10 22 11 23 12 24

1 Hoa tiêu dẫn tàu vào cảng

T.Tr , hoa tiêu

2 Chuẩn bị tàu maner Công ty lai

dắt

3 Tàu cập cầu T.Tr, Hoa

tiêu, tàu lai

4 Làm thủ tục nhập cảnh

Cảng vụ và cơ quan liên quan

5 Chuẩn bị làm hàng Đội công

nhân xếp dỡ

6 Tàu làm hàng

Đội công nhân xếp dỡ

8 Kết toán tàu Đội giao

nhận

9 Làm thủ tục xuất cảnh

Cảng vụ và cơ quan liên quan

10 Chuẩn bị tàu lai Công ty lai

dắt

11 Tàu rời cầu TTr, hoa

tiêu, tàu lai

12 Hoa tiêu dẫn tàu rời cảng

TTr, hoa tiêu

Tàu dự kiến đến phao “0” vào lúc 08h30 ngày ... 1. Hoa tiêu dẫn tàu vào cảng 3,5 giờ 2. Chuẩn bị tàu lai dắt (maner) 45 phút

3. Tàu cập cầu 30 phút

4. Làm thủ tục nhập cảnh cho tàu 60 phút

5. Chuẩn bị làm hàng (chuẩn bị cẩu, mở nắp hầm hàng, chuẩn bị dụng cụ xếp

75

6. Tàu làm hàng 2 ngày

7. Kết toán tàu 60 phút

8. Làm thủ tục xuất cảnh cho tàu 60 phút

9. Chuẩn bị tàu ma-ner 45 phút

10. Tàu rời cầu 30 phút

11. Hoa tiêu dẫn tàu rời cảng 3,5 giờ

3.7. Kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

3.7.1. Căn cứ và yêu cầu khi lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

a) Khi lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho một tàu cụ thể, cảng cần dựa vào các thông tin cơ bản sau:

- Dự kiến thời gian tàu đến và đi;

- Khối lượng và chủng loại hàng cần xếp dỡ, phân bố hàng hóa trong các hầm hàng của tàu;

- Khả năng sử dụng thiết bị xếp dỡ của tàu và của cảng; - Các phương án xếp dỡ cho tàu;

- Điều kiện thời tiết; - Tình hình kho bãi;

- Tình hình tập kết hàng và phương tiện của chủ hàng; - Yêu cầu đặc biệt của tàu hay chủ hàng.

b) Các yêu cầu khi lập kế hoạch xếp dỡ:

- Tận dụng tối đa năng lực xếp dỡ của cẩu tàu và cẩu bờ (mở nhiều máng xếp dỡ);

- Đảm bảo tính ổn định và cân bằng của tàu;

- An toàn cho người, phương tiện thiết bị và hàng hóa; - Năng suất giải phóng tàu cao nhất.

3.7.2. Lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

Thời gian xếp dỡ hàng cho một tàu phụ thụ thuộc vào khối lượng, chủng loại hàng xếp dỡ, số máng xếp dỡ tối đa có thể mở, năng suất của thiết bị.

Đối với các tàu bách hóa vận chuyển theo hợp đồng tàu chuyến, chủ hàng thường dành quyền lựa chọn thiết bị xếp dỡ và họ thường sử dụng cần cẩu của tàu (vì thông thường chi phí sử dụng cẩu tàu đã bao gồm trong giá cước vận chuyển). Do vậy số máng xếp dỡ thường bằng số cần cẩu của tàu. Trường hợp cần thiết, chủ hàng có thể yêu cầu sử dụng thêm cần trục bờ. Tuy nhiên, tổng số máng xếp dỡ tối đa thường bằng với số hầm hàng của tàu.

76

Khi hợp đồng xếp dỡ với cảng, chủ hàng thường thỏa thuận một định mức năng suất, đó là tổng khối lượng hàng xếp dỡ cho một ngày (tấn/tàu-ngày), hoặc định mức cho một máng xếp dỡ (tấn/máng-ca hoặc tấn/máng-giờ). Trên cơ sở đó, cảng có thể dự tính được số máng xếp dỡ và khoảng thời gian cần thiết cho việc xếp dỡ.

Đối với các tàu container, việc xếp dỡ chủ yếu bằng cần trục bờ và cảng sẽ quyết định số lượng cần trục làm hàng cho tàu, sao cho đảm bảo thời gian tàu khởi hành theo lịch. - Tính số máng mở cần thiết t m ct m q r 24.p.w .(1 k )   (cần trục) (3.2)

Điều kiện rm phải nhỏ hơn hoặc bằng số máng xếp dỡ tối đa có thể xếp dỡ đồng thời cho tàu.

Trong đó: qt - khối lượng hàng cần xếp dỡ trong 1 ngày cho tàu (tấn/tàu-ngày); p - năng suất xếp dỡ của cần trục (tấn/cần trục-giờ);

Wct - hệ số thời gian làm việc thực tế của cần trục trong ngày; km - hệ số khoảng thời gian bị mất do việc đóng mở nắp hầm hàng; (với tàu container km = 5%, tàu bách hóa km có thể ít hơn) - Thời gian hoàn thành việc xếp dỡ cho tàu

t t xd t Q t q  (ngày) (3.3)

* Hầm trọng điểm: là hầm có thời gian xếp dỡ dài nhất trong số các hầm của tàu. Với tàu chở cùng một loại hàng thì hầm trọng điểm là hầm có khối lượng lớn nhất. Nhưng với tàu chở nhiều loại hàng khác nhau thì hầm trọng điểm thường là hầm chở loại hàng có năng suất xếp dỡ thấp so với các hầm khác, nên thời gian phải kéo dài. Trong trường hợp này, thời gian hoàn thành xếp dỡ cho tàu bằng thời gian xếp dỡ hầm trọng điểm.

3.7.3. Nội dung kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

Một kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu cần thể hiện rõ các nội dung như: tên tàu, vị trí cập, loại hàng cần xếp dỡ, khối lượng hàng, thời gian bắt đầu và kết thúc làm hàng, phương án xếp dỡ, số lượng, chủng loại phương tiện tham gia xếp dỡ, tổ đội công nhân bốc xếp, trình tự làm hàng các ghi chú đặc biệt khác.

Ví dụ sau đây sẽ minh họa một kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu: Tàu A dự kiến xếp hàng với khối lượng phân bổ theo sơ đồ xếp hàng của tàu như sau:

77 Thiết bị xếp dỡ:

+ 4 cẩu tàu, năng suất làm hàng (xi măng = 200 tấn/máng-ca, bách hóa =150 tấn/máng-ca).

+ 2 cẩu bờ, năng suất làm hàng (xi măng = 300 tấn/máng-ca, bách hóa = 200 tấn/máng-ca).

(Mỗi hầm chỉ mở được 1 máng, hoặc cẩu tàu hoặc cẩu bờ). Giả thiết là các điều kiện khác thỏa mãn.

Kế hoạch làm hàng Tàu : ………. Vị trí cập : …………. Hầm Khối lượng (tấn) Thời gian làm hàng Ghi chú Ca 1 Ca 2 Ca 3 Ca 4 Ca 5 Ca 6 Ca 7 Ca 8 Ca 9 Ca 10 I Xi măng 1.800 Cẩu tàu làm 9 ca II Bách hóa 2.000 Cẩu bờ làm 10 ca III Xi măng 2.600 Cẩu bờ làm 6 ca, cẩu tàu làm 4 ca IV Bách hóa 1.500 Cẩu bờ làm 3 ca, cẩu tàu làm 6 ca Hầm I Xi măng 1.800 Hầm II Bách hóa 2.000 Hầm III Xi măng 2.600 Hầm IV Bách hóa 1.500 Độ nghiêng biểu thị tốc độ xếp dỡ

78

Ghi chú: Màu vàng - làm bằng cẩu bờ Màu xám - làm bằng cẩu tàu

Trục đứng biểu thị khối lượng hàng của từng hầm Trục ngang biểu thị thời gian làm hàng

79

3.8. Kế hoạch làm hàng tại kho, bãi

3.8.1. Thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch làm hàng tại kho, bãi

- Thông tin từ các kế hoạch làm hàng cho tàu, gồm: + Tên tàu, vị trí cập cầu của tàu;

+ Khối lượng, số lượng từng loại hàng cần tiếp nhận vào kho, bãi; + Thời gian, trình tự làm hàng theo từng máng, từng ca;

+ Các yêu cầu cụ thể về việc chất xếp, bảo quản tại kho, bãi (nếu có). - Thông tin về việc giao nhận hàng hóa tại kho, bãi cho chủ hàng:

+ Khối lượng, số lượng từ loại hàng cần giao hoặc nhận tại kho, bãi; + Số lượng, chủng loại, thời gian phương tiện đến giao và nhận hàng; + Yêu cầu về tiến độ, phương thức giao nhận hàng (qua cân, đóng bao...); - Thông tin về tình trạng kho, bãi và thiết bị của cảng:

+ Diện tích, sức chứa của kho, bãi trống có thể tiếp nhận hàng hóa; + Sự phù hợp của kho, bãi với hàng hóa cần tiếp nhận;

+ Số lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật của tất cả phương tiện, thiết bị làm hàng tại kho, bãi.

3.8.2. Lập kế hoạch làm hàng tại kho, bãi

Nhân viên điều hành hoạt động tại kho, bãi phải lập kế hoạch ngày-ca theo các nội dung sau:

80

+ Xác định nhu cầu diện tích kho, bãi; chỉ định và phân vùng các khu vực kho, bãi cho việc tiếp nhận từng lô hàng nhập từ tàu hay nhận từ chủ hàng;

+ Chỉ định số lượng, chủng loại thiết bị, phương tiện làm hàng tại từng khu vực kho, bãi riêng biệt;

+ Chỉ định tổ, đội và số lượng công nhân xếp dỡ, vị trí làm việc; + Quy định thời gian bắt đầu làm hàng, trình tự làm hàng; + Quy định các định mức năng suất làm hàng;

+ Chỉ dẫn phương pháp chất xếp hàng hóa, an toàn lao động (nếu cần).

Công thức chung để xác định số lượng phương tiện, thiết bị làm hàng tại bãi là: Ai = Qi/T.Phi

Trong đó: Ai - số thiết bị phương tiện loại i, (chiếc);

Qi - Sản lượng thực hiện trong ngày hoặc trong ca của thiết bị, phương tiện loại i; (tấn)

Phi - năng suất làm hàng của thiết bị, (tấn/máy-giờ); T - số giờ làm việc trong ngày của cảng, (giờ/ngày).

3.8.3. Phối hợp các hoạt động làm hàng tại kho, bãi

Hoạt động làm hàng tại kho, bãi thường bao gồm nhiều tác nghiệp khác nhau, ở các vị trí và thời gian khác nhau như nhập hàng từ tàu, xuất hàng xuống tàu, nhận hàng hay giao hàng cho các xe tải của chủ hàng. Với các cảng tổng hợp, tác nghiệp làm hàng thường cho từng lô hàng hay từng tàu riêng biệt, và vì thế thiết bị và công cụ xếp dỡ được sử dụng cũng khác nhau, nên việc phối hợp các hoạt động làm hàng của thiết bị và phương tiện đôi khi không thể thực hiện được. Tuy nhiên, với các cảng container thì lại khác. Có thể kết hợp các tác nghiệp khác nhau trên một vị trí làm việc của thiết bị xếp dỡ hay trên một chu trình di chuyển của xe đầu kéo. Chẳng hạn một xe đầu kéo sau khi chở container hàng nhập hạ vào bãi có thể

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 83)