Điểm mạnh và điểm yếu của các mô hình quản lý cảng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 135 - 136)

- Cảng dịch vụ công

Điểm mạnh:

+ Cấu trúc và hoạt động là trách nhiệm của cùng một tổ chức.

Điểm yếu:

+ Không có vai trò hoặc chỉ có vai trò hạn chế đối với khu vực tư nhân trong các hoạt động xếp dỡ hàng hóa;

+ Khả năng giải quyết và linh hoạt trong các vấn đề về lao động thấp; + Thiếu sự cạnh tranh nội bộ, dẫn đến không hiệu quả;

+ Sử dụng lãng phí tài nguyên vì phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; + Thiếu sự đổi mới.

- Cảng công cụ

Điểm mạnh:

+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị được quyết định và được cung cấp bởi khu vực công (do một đầu mối chịu trách nhiệm) như vậy tránh được sự trùng lặp.

Điểm yếu:

+ Chính quyền cảng và các công ty tư nhân cùng nhau chia sẻ các dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dẫn đến tình huống xung đột.

+ Các nhà khai thác tư nhân không sở hữu các thiết bị xếp dỡ hiện đại, họ có xu hướng hoạt động kinh doanh dựa vào phương tiện thiết bị của cảng là chính, nên hạn chế khả năng phát triển thành công ty lớn. Điều này giới hạn khả năng mở rộng hoạt động trên thị trường của họ.

+ Thiếu sự đổi mới.

- Cảng chủ nhà

Điểm mạnh:

+ Do một thực thể duy nhất (khu vực tư nhân) thực hiện hoạt động xếp dỡ hàng hóa và sở hữu và vận hành thiết bị xếp dỡ. Vì vậy, họ trung thành với các cảng hơn và sẵn sàng gia tăng đầu tư cần thiết cho việc mua sắm thiết bị, đảm bảo cho các hợp đồng dài hạn với cảng.

124

+ Các công ty khai thác cảng tư nhân có tiềm lực và khả năng để đối phó với yêu cầu thị trường.

Điểm yếu:

+ Nguy cơ dư thừa xuất phát từ cạnh tranh giữa các nhà khai thác cảng tư nhân khác nhau.

+ Hoàn toàn tư nhân hoạt động khai thác cảng.

- Cảng dịch vụ tư nhân:

Điểm mạnh:

+ Linh hoạt tối đa đối với các khoản đầu tư và các hoạt động khai thác cảng. + Không có sự cán thiệp của chính phủ;

+ Quyền sở hữu đất cảng cho phép các chính sách phát triển cảng linh hoạt theo thị trường;

+ Các vị trí chiến lược của vùng đất cảng có thể cho phép các công ty tư nhân quyết định mở rộng phạm vi hoạt động.

Điểm yếu:

+ Chính phủ có thể cần phải tạo ra một cơ chế pháp lý để kiểm soát hành vi độc quyền của các công ty tư nhân.

+ Chính phủ (quốc gia, khu vực hay địa phương) mất khả năng thực hiện lâu dài chính sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp cảng.

+ Trong trường hợp cần thiết để tái phát triển khu vực cảng, chính phủ phải chi một lượng đáng kể tiền mua lại đất cảng.

+ Có một nguy cơ nghiêm trọng của việc đầu cơ đất cảng của các công ty tư nhân.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (Trang 135 - 136)