Công tác xếp dỡ hàng trong hầm tàu là khâu nặng nhọc nhất, phức tạp nhất trong cả dây chuyền sản xuất ở cảng. Việc cơ giới hóa xếp dỡ trong hầm tàu đòi hỏi nhiều loại máy móc thiết bị và công cụ phải bố trí trên một khu vực chật hẹp, không ổn định đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều công nhân phục vụ nhất. Vì vậy, khi tiến hành công tác xếp dỡ trong hầm tàu chúng ta phải bố trí thiết bị và lao động một cách khoa học. Để tiến hành được cần nắm chắc những vấn đề cơ bản sau:
a) Đặc điểm một số tàu vận tải
- Tàu chở các loại hàng khô như hòm kiện, bao túi, thùng… thường có nhiều tầng boong, nhiều hầm và miệng hầm không lớn (gọi chung là tàu chở hàng bách hóa).
- Tàu chở gỗ: gỗ là loại hàng có tỷ trọng nhỏ, cồng kềnh, cho nên để sử dụng hết trọng tải của tàu người ta thường xếp cả trên mặt boong. Vì vậy, tàu chở gỗ có một tầng boong, thành cao chắc chắn, kết cấu mặt boong vững chắc, miệng hầm rộng.
- Tàu chở quặng: thường có một tầng boong, kết cấu thân tàu vững chắc, có đáy đôi để nâng trọng tâm tàu.
- Tàu chở hàng rời: miệng hầm cao hơn các loại tàu bình thường, có nhiều vách dọc, vách hầm và sườn tàu được lát gỗ chống ẩm.
- Tàu chở hàng lỏng: có nhiều vách ngăn, có các thiết bị chống cháy.
b) Phương pháp xếp dỡ hàng trong hầm tàu
Việc cơ giới hóa xếp dỡ trong hầm tàu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là miệng hầm. Người ta dùng hệ số của cửa hầm để đánh giá mức độ cơ giới hóa trong hầm tàu:
ch ch hh F k 1 F (3.1) Trong đó: Fch – diện tích của cửa hầm (m2);
Fhh – diện tích hầm hàng (m2).
(kch càng lớn càng tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa công tác xếp dỡ trong hầm tàu).
- Khi xếp hàng bao, để tránh trượt đổ cần xếp so le. Trong quá trình xếp phải chú ý khả năng thông gió của hầm hàng.
- Hàng bó, kiện thường là các hàng có thể tích lớn kồng kềnh khi xếp cần tận dụng hết dung tích của tàu.
69
- Hàng kim loại và sản phẩm kim loại là loại hàng nặng, khi xếp cần chú ý nâng trọng tâm của tàu.
- Các loại ô tô, máy kéo là hàng nặng có thể tích lớn, khi xếp cần đảm bảo ổn định tàu.
- Hàng rời có góc nghiêng tự nhiên lớn, trong quá trình xếp dỡ phải phân đều các hầm, không tập trung ở một điểm.
- Khi xếp dỡ hàng hòm phải chú ý độ bền và tính chất hàng hóa bên trong.
d) Các thiết bị thường dùng để cơ giới hóa công tác xếp dỡ trong hầm tàu
- Băng chuyền: dùng cho hàng rời, hàng kiện cỡ nhỏ. - Thang gầu: xếp dỡ hàng rời cho năng suất cao. - Các thiết bị không ray: xe nâng, máy ủi, máy xúc. - Các thiết bị dùng tời kéo để xếp dỡ hàng cồng kềnh.
- Các thiết bị thô sơ: xe con đẩy tay, kích, đòn bẩy, con lăn…