Hiệu ứng tài sản cổ đông của quy định giá hợp lý

Một phần của tài liệu chương 05 chiến thuật chống thâu tóm công ty (Trang 38 - 39)

Nghiên cứu về tác động của quy định giá hợp lý tới sự giàu có của cổng đông vì vậy đã thất bại trong việc thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi giá hợp lý và giá cổ phần. Jarrell và Poulsen báo cáo một sự thay đổi nhỏ như mang ý nghĩa thống kê (âm) -0.65% trong giá cổ phiếu đáp lại sự thay đổi trong việc thực hiệu giá hợp lý.39 Điều này không có nghĩa là họ tìm thấy rằng dấu hiệu mong muốn (âm), kết quả của họ không đủ mạnh để tuyên bố tự tin rằng không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa quy định giá hợp lý và giá cổ phiếu.

Vốn đôi

Vốn đôi là việc tái cấu trúc vốn thành hai loại cổ phần với quyền biểu quyết khác nhau. Tái cấu trúc vốn có thể tiến hành chỉ khi có sự chấp nhận của cổ đông. Có nhiều lý do đa dạng để có nhiều hơn một loại cổ phiếu hơn là việc để phòng ngừa một sự thâu tóm thù địch. Ví dụ, General Motors (GM) sử dụng loại cổ phần E của họ để tách biệt hiệu quả hoạt động và phần bù cho cổ đông của sự chia tách EDS của công ty. GM cũng có cổ phần loại H cho sự chia tách Hughes Aircraft. General Motors đã lâu đã tách biệt với sự đa dạng hóa. Một ví dụ khác của vốn đôi là công ty Ford Motor, công ty có cổ phần loại A và cổ phần loại B, với cổ phần loại B có 16.561 quyền biểu quyết cho mỗi cổ phần trái ngược với cổ phần loại A, cổ phần mà có một biểu quyết trên một cổ phần. Quyền biểu quyết của cổ phần loại B càng lớn cho phép những cổ đông này nắm giữ tới 40% sức mạnh biểu quyết trong công ty thậm chí khi họ chỉ nắm giữ 2% tổng số cổ phần phát hành.

Tuy nhiên, từ quan điểm của một sự chống thâu tóm, mục đích của vốn đôi là tạo ra quyền biểu quyết nhiều hơn so với nhóm cổ đông có thể thông cảm với cái nhìn 39 Theo Gregg A. Jarrell và Annette B. Poulsen, "Chiến thuật thuốc đuổi cá mập và giá cổ phiếu: Những ảnh hưởng của các sửa đổi chống độc quyền từ năm 1980," Tạp chí kinh tế tài chính

19, số 1 (Tháng 9 năm 1987): 127-168.

Page 36 of 90

của nhà quản ly. Sự quản lý thường làm tăng quyền biểu quyết trực tiếp trong một công ty vốn đôi bằng việc đạt được cổ phần có quyền biểu quyết cao. Một cấu trúc vốn đôi thường phát hành một loại cổ phần khác có quyền biểu quyết cao hơn so với cổ phần đang lưu hành hiện hành. Cổ phần với quyền biểu quyết cao hơn có thể có 10 hoặc 100 biểu quyết cho một cổ phần. Cổ phần này thường được phân phối bởi sự phát hành của cổ phiếu có quyền biểu quyết cao cho tất cả các cổ đông. Cổ đông được quyền chuyển đổi cổ phần này cho một cổ phần thường. Hầu hết các cổ đông chọn chuyển đổi cổ phiếu có quyền biểu quyết cao cho cổ phiếu thường vì siêu cổ phiếu có thể thiếu thị trường hoặc trả cổ tức thấp. Tuy nhiên, các nhà quản ly, những người cũng có thể là một cổ đông, có thể không chuyển đổi cổ phiếu có quyền biếu quyết cao thành cổ phần thường. Trong quản lý kết quả này làm tăng quyền kiểm soát bầu cử trong công ty.

Một phần của tài liệu chương 05 chiến thuật chống thâu tóm công ty (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w