Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận chi nhánh PNJ đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 76)

7. Bố cục đề tài

2.5.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài

Năm 2020, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ khó khăn hơn năm 2019 trong điều kiện leo thang chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ, dịch Covid-19 bùng phát, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn và rủi ro tài chính gia tăng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018, và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương. Trong khi kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8% trong quý đầu năm 2020, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽ giảm xuống 3-4% so với tỉ lệ 6,5% được dự báo trước khủng

Tiêu chí KPI giao Điều kiện

đánh giá Kết quả thực hiện Kết quả đánh giá

Phối hợp trong công việc giữa các bộ phận Số lần phàn nàn do thiếu phối hợp (lần/tháng) Tốt: <=2, TB: 3-5, còn lại: Kém 3 Trung bình Chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động 100% các trường hợp thực hiện đủ, đúng thời hạn. Tốt: >=100%, TB: 90%-80%, còn lại: Kém 100% Tốt

Hiệu quả truyền đạt các chế độ phúc lợi

Mức độ hiểu rõ các chế độ phúc lợi, truyền đạt đến người lao động của cán bộ

Công đoàn (%) Tốt: >=100%, TB: 90%-80%, còn lại: Kém 82% Trung bình

hoảng. Yêu cầu lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.

Những tín hiệu trên sẽ là những tín hiệu có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung và PNJ Đông Nam Bộ nói riêng. PNJ Đông Nam Bộ cần phải có những định hướng chiến lược chớp thời cơ để mở rộng và phát triển kinh doạnh, chính vì vậy hoạt động quản trị nguồn nhân lực sẽ là một vấn đề quan trọng mà PNJ Đông Nam Bộ phải lưu ý.

2.5.1.2 Luật pháp

Việt Nam là nước có tình hình an ninh, chính trị ổn định, luật pháp bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh.

Hiện nay, các chính sách pháp luật của Nhà nước ta đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi với các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động. Đây là khung pháp lý quan trọng giúp cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển trong đó có PNJ Đông Nam Bộ.

2.5.1.3 Khoa h ọc công ngh ệ

Có thể nói, trong điều kiện một nước đang phát triển, nguồn lực có hạn, những năm gần đây Việt Nam đã có những tiến bộ rất đáng khích lệ, từng bước rút ngắn cách biệt về năng lực khoa học và đổi mới sáng tạo so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các khó khăn chúng ta phải đối mặt là rất lớn. Năng suất lao động của Việt Nam tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Tinh thần khoa học, văn hóa đổi mới sáng tạo chưa thấm sâu vào tư duy, nhận thức cộng đồng xã hội. Khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu với các cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi một nước đi sau như Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới tư duy, hành động kịp thời, một mặt kiên trì các giải pháp tăng cường tiềm lực Khoa học và công nghệ trong dài hạn, mặt khác bằng mọi giá tìm cách đi riêng để phát triển bứt phá. Khoa học và công nghệ cần đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng, hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu "cơn gió ngược" từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh.

2.5.1.4 Văn hóa - xã h ội

Đông Nam Bộ xưa là vùng giao thoa của văn minh Khmer, Champa nay là của Khmer, Chăm và Việt. Vùng đất Đông Nam bộ, đặc biệt là cột xương sống giao thông Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận hiện nay và xưa kia của hai nền văn minh Khmer và Champa và trước đó của văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo. Về địa lý thì Saigon là trung tâm của lưu vực từ sông Đồng Nai tới sông Vàm Cỏ, vì thế là một phần và là trọng điểm của miền Đông Nam Bộ. Đông Nam bộ có lịch sử lâu đời là vùng giao tiếp của 2 nền văn minh lớn Champa và Khmer thuở xưa và cũng là vùng có nhiều dân tộc ít người có liên hệ mật thiết về ngôn ngữ, văn hóa với thế giới Chăm và Mon-Khmer mà tiếng Việt là một nhánh. Đây cũng là vùng cư ngụ của dân tộc Stieng, Mạ, Chu Ru (Châu Ro), Mnong. Vì là vùng giao tiếp, các dân tộc ở đây nói tiếng thuộc hai hệ ngôn ngữ chính Mon- Khmer (Khmer, Stieng, Mnong), và Nam đảo Austronesian (Chăm, Chu Ru, Mạ, Jarai, Rade, Ede). Trước khi người Việt, Khmer và Chăm đến thì cả vùng Saigon, Đông Nam Bộ là cư dân Stieng, Chu Ru và Mạ cư ngụ, chủ yếu dọc các sông Đồng Nai, Saigon từ thượng nguồn tới gần cửa biển Cần Giờ.

Một vùng đất mới mở ra cho người Việt nhưng có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời của những nền văn minh xưa. Đất vùng Đông Nam Bộ là đất bồi của phù sa cổ so

với đất phù sa mới của Tây Nam Bộ nên con người cũng định cư ở đây từ lâu đời hơn. Các di chỉ tiền sử thời đá củ và mới đều được phát hiện ở vùng Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông.

Vùng Đông Nam Bộ với bề dày văn hóa, lịch sử và con người, là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Những đặc điểm đó mang lại những đặc thù riêng mà công tác quản trị nguồn nhân sự cũng cần nghiên cứu kỹ để có chính sách quản trị phù hợp.

2.5.1.5 Dân s ố, lực lượng lao độ ng

Theo thông cáo báo chí về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là

47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi- li-pin) và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm). Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%), Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất gồm Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (tương ứng là 87,2%, 79,9%, 79,2%).

Đông Nam Bộ là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư. Có đến 1,3 triệu người nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ, chiếm hơn hai phần ba tổng số người di cư giữa các vùng trên cả nước. Phần lớn người nhập cư đến Đông Nam Bộ là người của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (710,0 nghìn người, chiếm 53,2%);

Tìm việc/bắt đầu công việc mới hoặc theo gia đình/chuyển nhà là những lý do di cư chủ yếu. Có 43,0% người di cư đang phải sống trong các căn nhà thuê mượn, gấp gần tám lần tỷ lệ này của người không di cư. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp

thu hút đông lao động phổ thông là những nơi có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất, như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ. Trong đó, Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất cả nước (74,5%).

Dân số và lực lượng lao động tại vùng Đông Nam Bộ nói chung có những điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. PNJ Đông Nam Bộ cần có những chiến lược nhân sự hợp lý để thu giữ cho mình nguồn nhân lực tốt nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.

2.5.2 Các yếu tố môi trường bên trong2.5.2.1 S ứ m ệ nh và m ục tiêu 2.5.2.1 S ứ m ệ nh và m ục tiêu

Sứ mệnh: Mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang sức

tinh tế, chất lượng vượt trội.

Định hướng và mục tiêu:

Những năm tiếp theo, PNJ Đông Nam Bộ đã phân tích và dự báo sẽ là những năm thách thức hơn nữa đối với nền kinh tế Việt Nam khi tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp với ảnh hưởng chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, các vấn đề kinh tế tiềm tàng tích lũy trong nhiều năm qua chưa được giải quyết và gần đây là tình hình dịch bệnh Covid-19 được dự báo sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Để vượt qua thách thức, PNJ Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục kiên định với 4 định hướng chiến lược của giai đoạn 2020 – 2025 đã đề ra: Tăng trưởng vững chắc; Phát triển năng lực; Làm giàu tài nguyên; Chuẩn bị tương lai.

Mục tiêu bền vững:

Công cuộc phát triển bền vững của PNJ Đông Nam Bộ được tiến hành đồng thời cả bên trong và bên ngoài. Các bước tiến về kinh tế gắn liền với hoạt động phát triển xã hội, cải thiện môi trường sống, tăng cường giáo dục, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, liên kết các hiệp hội để cùng tăng trưởng bền vững và cùng tạo bối cảnh thuận lợi cho sự phát triển con người, hình thành các đơn vị kinh tế mới, kích thích tạo lập các giá trị cộng đồng. Tất cả được hoạch định chiến lược lâu dài, có kế hoạch hành động cụ thể, đồng bộ và được đánh giá hiệu quả định kỳ để có thay đổi phù hợp với những thay đổi về bối cảnh và tốc độ phát triển từng thời kỳ.

2.5.2.2 Giá tr ị c ốt lõi

Giá trị cốt lõi: Chính trực - Trách nhiệm - Chất lượng - Đổi mới - Gắn kết. Triết lý phát triển bền vững: Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp.

2.5.2.3 Chi ến lượ c phát tri ể n kinh doanh

- Cập nhật bản kế hoạch triển khai chiến lược giai đoạn 2020-2025. - Quy hoạch lại phát triển mạng lưới giai đoạn 2020-2025

- Triển khai xây dựng định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh hiện hữu và nghiên cứu các định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh mới.

- Định hướng và theo dõi thực thi các dư án chiến lược nền tảng của quá trình Digital Transformation: tối ưu hóa hoạt động của ERP, tiếp tục dự án quản trị nguồn nhân lực tiên tiến

- Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển năng lực chiến lược: năng lực phân tích dữ liệu, năng lực quản trị rủi ro, năng lực bán lẻ và trải nghiệm khách hàng…

2.5.2.4 Tài chính

Trong buổi lễ công bố doanh nghiệp đạt chỉ số năng lực quản trị tài chính tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ đã lọt vào top 100 đơn vị được vinh danh. Năng lực và sự minh bạch các chỉ số tài chính cùng sự tăng trưởng ổn định đã giúp PNJ được đánh giá cao.

Nguồn lực tài chính của công ty tương đối mạnh, sẽ là nền tảng cho việc ổn định sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là củng cố và phát triển nguồn nhân lực với định hướng lâu dài. Việc điều tiết khả năng tài chính từ công ty cho các chi nhánh tương đối linh hoạt, điều đó hỗ trợ rất lớn cho các chính sách nhân sự của PNJ Đông Nam Bộ.

2.5.2.5 H ệ thống thông tin

Dòng thông tin phát đi và dòng thông tin phản hồi luôn được đảm bảo thông suốt, nhanh chóng, chính xác cả trong nội bộ và giữa các bên liên quan nhằm giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh không thuận lợi, kịp thời đưa ra những thay đổi cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các hoạt động về kinh tế, môi trường, xã hội. PNJ Đông Nam Bộ luôn cam kết minh bạch hóa thông tin.

Bên cạnh đó, PNJ luôn tuân thủ nghiêm túc luật cạnh tranh, tuyệt đối không thực hiện các hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tích cực tham gia xây dựng, đóng góp và phát triển một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên tinh thần

xem cạnh tranh chính là yếu tố quan trọng hình thành động lực phát triển của doanh nghiệp nói riêng, của toàn ngành kim hoàn Việt Nam nói chung. Qua đó, PNJ từng bước khẳng định sự minh bạch và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là lý do mà trong nhiều năm qua, quá trình phát triển của PNJ gắn liền với các hoạt động của Hội Mỹ nghệ, Kim hoàn, Đá quý Việt Nam và Hội Mỹ nghệ, Kim Hoàn, Đá quý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận chi nhánh PNJ đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w