Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận chi nhánh PNJ đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)

7. Bố cục đề tài

2.5.1.3 Khoa học công nghệ

Có thể nói, trong điều kiện một nước đang phát triển, nguồn lực có hạn, những năm gần đây Việt Nam đã có những tiến bộ rất đáng khích lệ, từng bước rút ngắn cách biệt về năng lực khoa học và đổi mới sáng tạo so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các khó khăn chúng ta phải đối mặt là rất lớn. Năng suất lao động của Việt Nam tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Tinh thần khoa học, văn hóa đổi mới sáng tạo chưa thấm sâu vào tư duy, nhận thức cộng đồng xã hội. Khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu với các cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi một nước đi sau như Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới tư duy, hành động kịp thời, một mặt kiên trì các giải pháp tăng cường tiềm lực Khoa học và công nghệ trong dài hạn, mặt khác bằng mọi giá tìm cách đi riêng để phát triển bứt phá. Khoa học và công nghệ cần đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng, hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu "cơn gió ngược" từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh.

2.5.1.4 Văn hóa - xã h ội

Đông Nam Bộ xưa là vùng giao thoa của văn minh Khmer, Champa nay là của Khmer, Chăm và Việt. Vùng đất Đông Nam bộ, đặc biệt là cột xương sống giao thông Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận hiện nay và xưa kia của hai nền văn minh Khmer và Champa và trước đó của văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo. Về địa lý thì Saigon là trung tâm của lưu vực từ sông Đồng Nai tới sông Vàm Cỏ, vì thế là một phần và là trọng điểm của miền Đông Nam Bộ. Đông Nam bộ có lịch sử lâu đời là vùng giao tiếp của 2 nền văn minh lớn Champa và Khmer thuở xưa và cũng là vùng có nhiều dân tộc ít người có liên hệ mật thiết về ngôn ngữ, văn hóa với thế giới Chăm và Mon-Khmer mà tiếng Việt là một nhánh. Đây cũng là vùng cư ngụ của dân tộc Stieng, Mạ, Chu Ru (Châu Ro), Mnong. Vì là vùng giao tiếp, các dân tộc ở đây nói tiếng thuộc hai hệ ngôn ngữ chính Mon- Khmer (Khmer, Stieng, Mnong), và Nam đảo Austronesian (Chăm, Chu Ru, Mạ, Jarai, Rade, Ede). Trước khi người Việt, Khmer và Chăm đến thì cả vùng Saigon, Đông Nam Bộ là cư dân Stieng, Chu Ru và Mạ cư ngụ, chủ yếu dọc các sông Đồng Nai, Saigon từ thượng nguồn tới gần cửa biển Cần Giờ.

Một vùng đất mới mở ra cho người Việt nhưng có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời của những nền văn minh xưa. Đất vùng Đông Nam Bộ là đất bồi của phù sa cổ so

với đất phù sa mới của Tây Nam Bộ nên con người cũng định cư ở đây từ lâu đời hơn. Các di chỉ tiền sử thời đá củ và mới đều được phát hiện ở vùng Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông.

Vùng Đông Nam Bộ với bề dày văn hóa, lịch sử và con người, là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Những đặc điểm đó mang lại những đặc thù riêng mà công tác quản trị nguồn nhân sự cũng cần nghiên cứu kỹ để có chính sách quản trị phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận chi nhánh PNJ đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w