Hoạt động huy động vốn dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 46)

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.2. Thị trường ngân hàng bán lẻ và kết quả dịch vụ bán lẻ của BIDV

2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn dân cư

Vượt lên những khó khăn của nền kinh tế và thị trường tài chính, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên thị trường, hoạt động NHBL của BIDV năm 2012 giữ được nhịp tăng trưởng tốt đặc biệt là công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan về cả quy mơ, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Góp

phần quan trọng ổn định nền vốn và gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 2.2: Số liệu huy động vốn dân cư cuối kỳ năm 2012

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của BIDV [14]

- Quy mô, tỷ trọng huy động vốn dân cư

Huy động vốn dân cư cuối kỳ (CK) đến 31.12.2012 đạt 179.128 tỷ đồng, tăng trưởng 38,6% so với năm 2011 (cao hơn mức tăng trưởng HĐV chung của toàn ngành là 26%), hoàn thành 122% kế hoạch tăng trưởng năm 2012. Huy động vốn bình quân đạt 150.247 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 32%. Tỷ trọng HDV dân cư/Tổng HDV đạt 51,5%, tăng so với 2011 (49%). Mức tăng trưởng trung bình/tháng đạt hơn 4.160 tỷ đồng/tháng (cao hơn mức tăng 2011 là 3.400 tỷ

đồng/tháng).

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành lãi suất giữa các đơn vị cân đối vốn toàn ngành đã phát huy hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong các giai đoạn NHNN điều chỉnh lãi suất tối đa.

- Cơ cấu tiền gửi dân cư theo loại tiền

+ Tiền gửi VND: đạt 163.786 tỷ đồng, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn (91% tổng HĐV dân cư), tỷ trọng này cao hơn tỷ trọng tại thời điểm 31/12/2011 (84,4%).

+ Tiền gửi ngoại tệ: tổng huy động đạt 15.342 tỷ đồng, giảm 2.167 tỷ đồng,

tương đương giảm 12,3% so với năm 2011.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: đạt 8.713 tỷ đồng, tăng 2.516 tỷ đồng (tương đương tăng 41% so với năm 2011).

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: đạt 69.874 tỷ đồng, giảm 41.557 tỷ đồng, tương đương giảm 37% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng huy động vốn dân cư.

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: đạt 100.541 tỷ đồng, tăng 88.964

tỷ đồng, cùng với xu hướng giảm của tiền gửi kỳ hạn có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng và cao nhất trong huy động vốn dân cư, chiếm 56%.

- Huy động vốn dân cư theo nhóm khách hàng

Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn dân cư theo nhóm khách hàng năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Nhóm KH Số dư 28/2/2012 31/12/2012 so với đầu năm

Từ 30 tỷ 14.531 16.241 1.710 Từ 10-<30 tỷ 9.311 15.280 5.969 Từ 5-<10 tỷ 9.034 14.397 5.363 Từ 1-<5 tỷ 37.044 53.223 16.179 Khách hàng quan trọng Tổng nhóm 69.920 99.141 29.221 Từ 500 triệu -<1 tỷ 19.160 25.139 5.979 Từ 300 triệu -< 500 triệu 12.957 16.153 3.196 Khách hàng thân thiết Tổng nhóm 32.118 41.292 9.174

KH phổ thơng Dưới 300 triệu 32.721 38.695 5.974

Tổng 134.759 179.128 44.369

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của BIDV [14]

Xét theo nhóm khách hàng, tăng trưởng huy động vốn dân cư tập trung ở nhóm khách hàng có số dư tiền gửi từ 1tỷ đồng trở lên (chiếm 66% tổng tiền gửi

dân cư tăng thêm). Trong nhóm này, khách hàng có số dư từ 1-5 tỷ đồng chiếm 55% tổng tiền gửi tăng thêm của nhóm. Nhóm khách hàng có số dư từ 500 triệu – 1 tỷ đồng chiếm 13,5% tổng tiền gửi tăng thêm, đạt 5.979 tỷ đồng, và nhóm khách hàng cịn lại (dưới 300 triệu đồng) chiếm 13% tổng tiền gửi tăng thêm, đạt 5.974 tỷ đồng.

So với năm 2011, số lượng chi nhánh có quy mô huy động vốn dân cư trên 2.000 tỷ đồng tăng 17 CN, trong đó CN từ 3.000 tỷ trở lên đã tăng từ 4 CN lên 13 CN. Các chi nhánh có quy mơ huy động vốn dân cư lớn tập trung chủ yếu ở 02 khu vực địa bàn Hà Nội và TPHCM, trong đó các chi nhánh có quy mơ huy động vốn dân cư lớn nhất hệ thống là Quảng Ninh (5.760 tỷ đ), TPHCM (5.487 tỷ đ), Sài Gòn (4.460 tỷ đ) và Cầu Giấy (4.035 tỷ đ).

Bảng 2.4: Số dư huy động vốn dân cư theo quy mô chi nhánh năm 2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của BIDV [14]

Có 110/117 chi nhánh có huy động vốn dân cư tăng so với 2011 với tổng mức tăng đạt 50.000 tỷ đồng. Toàn hệ thống có 7 chi nhánh huy động vốn dân cư giảm so với năm 2011, tổng mức giảm là 1.185 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)