Phân tích SWOT khi BIDV phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 77)

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ

3.1. Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV trong thờ

3.1.1. Phân tích SWOT khi BIDV phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trong

trong thời gian tới

- Thuận lợi 

BIDV là ngân hàng lâu đời nhất trong các NHTM Việt Nam, đã chuyển sang ngân hàng TMCP, hoạt động theo mơ hình ngân hàng hiện đại. BIDV có quy mơ lớn thứ hai trong hệ thống các NHTM Việt Nam, có quan hệ tốt với các cơ quan bộ ngành. Hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm liền, thương hiệu mạnh và ngày càng được nâng cao, đóng vai trị tiên phong trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, Chính phủ.

BIDV có mạng lưới rộng trên tồn quốc gồm các chi nhánh, phịng giao dịch, máy ATM, POS... tập trung tại các khu vực đơ thị, vị trí thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mơ hình hoạt động được đổi mới và hướng theo thơng lệ quốc tế. Tại hội sở chính đã có Ban phát triển ngân hàng bán lẻ để làm đầu mối các cơ chế chính sách, đưa ra thị trường các sản phẩm ngân hàng bán lẻ và quản trị các dịng sản phẩm

BIDV có một nền khách hàng tương đối lớn và ổn định; cơ cấu khách hàng theo độ tuổi khá tốt, tiềm năng cho phát triển dịch vụ. Khách hàng trong độ tuổi 20- 35 chiếm tỷ trọng lớn nhất 50,6%; đây là nhóm khách hàng trẻ, cơ hội cho phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, qua internet. Tiếp theo là nhóm khách hàng trong độ tuổi 35-50, chiếm 23,7% cơ hội cho huy động vốn và phát triển sản phẩm đầu tư.

BIDV có nền tảng công nghệ tương đối hiện đại, được chú trong đầu tư và thường xuyên nâng cấp, đổi mới. Đã hình thành có hệ thống những sản phẩm dịch vụ bán chéo. Có đội ngũ cán bộ trẻ và năng động, có trình độ, có tâm huyết được đào tạo bài bản từ nhiều nguồn khác nhau.

BIDV có mối quan hệ tốt với các cơng ty, đối tác liên doanh. Đây là cơ hội mở rộng nền khách hàng và bán chéo các sản phẩm bán lẻ.

- Khó khăn

Tư tưởng kinh doanh tập trung vào các hoạt động bán buôn vẫn bị chi phối. Hoạt động quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mơ hình hoạt động NHBL đang trong giai đoạn tiếp tục sửa đổi, nâng cấp và hoàn thiện nên chưa chun biệt và cịn thiếu tính hệ thống.

Các cơ chế, chính sách vẫn cịn đang xây dựng và nhiều sản phẩm giai đoạn đầu áp dụng và thí điểm nên cịn gặp nhiều trở ngại, chưa đồng bộ trên toàn hệ thống. Sản phẩm, dịch vụ cũng chưa thật sự đa dạng, thiếu tiện ích, sức cạnh tranh thấp. Chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả sản phẩm, khách hàng và kênh phân phối để có giải pháp tối ưu hoá trong việc bán các sản phẩm dịch vụ NHBL.

Năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh các đơn vị trực thuộc còn thấp do vậy số lượng sản phẩm bán chéo chưa đa dạng.

Cơ sở hạ tầng, công nghệ vẫn chưa đồng bộ vẫn còn thấp thua so với một số ngân hàng bạn. Các kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả cịn thấp. Hệ thống thơng tin cho cơng tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh chưa đầy đủ.

Đội ngũ cán bộ bán lẻ còn mỏng và còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mềm của cán bộ còn yếu, chưa được đào tạo theo chuẩn mực hoạt động bán lẻ. BIDV vẫn chưa có các cơng cụ để đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhân.

Năng lực quản trị rủi ro, năng lực kiểm soát và tự kiểm sốt các hoạt động bán lẻ cịn chưa cao để phòng tránh các rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.

- Cơ hội 

Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận nền khoa học cũng như công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ quản lý ngân hàng cũng như kinh nghiệm phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, hội nhập quốc tế cịn góp phần mở rộng thị trường trong nước và khu vực.

Sau khi BIDV thực hiện cổ phần hóa và đưa lên sàn niêm yết, thơng tin tài chính minh bạch, tiềm lực tài chính được nâng lên sẽ là cơ hội tốt để thực hiện quá trình tái cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của một NHTM cổ phần hiện đại. Môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và thơng thống.

Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế thuộc vào loại cao trên thế giới, thu nhập của người dân tăng nhanh. Mặt khác cơ cấu dân số trẻ đang trong độ tuổi lao động cao, tiếp cận nhanh với các dịch vụ ngân hàng, tạo ra nhu cầu thị trường phát triển ngân hàng bán lẻ tăng nhanh.

Nhận thức và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân gia tăng đáng kể. Đặc biệt, thị trường ở các khu vực đô thị cấp 2 đang là thị trường tiềm năng mà nhiều ngân hàng hướng tới để mở rộng đối tướng khách hàng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng cao cấp ngày càng gia tăng.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và sự hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển các kênh phân phối hiện đại của ngân hàng.

Xu hướng mua bán và sáp nhật là cơ hội để gia tăng nền khách hàng và đa dạng hoá danh mục sản phẩm.

- Thách thức 

Khi Việt Nam gia nhập đầy đủ vào WTO các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ các nghiệp vụ như ngân hàng trong nước. Với nền tảng công nghệ và kinh nghiệm quản lý cịn yếu nếu chúng ta khơng chuẩn bị trước sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sự xuất hiện các ngân hàng nước ngồi lớn, có kinh nghiệm đang tích cực hoạt động tại thị trường NHBL sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM trong nước. Đây là thách thức cũng như là áp lực cần thiết để các NHTM nội nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, học hỏi kinh nghiệm quản trị để tiến tới đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày một cao của khách hàng.

Nền kinh tế đất nước đang tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khốn, diễn biến thất thường sẽ có nhiều khách hàng gặp khó khăn và dẫn tới phá sản. Thu nhập phần lớn dân cư còn thấp và thiếu ổn định.

Các đối thủ cạnh tranh trở nên đa dạng hơn và mạnh mẽ hơn về thị phần và các nguồn lực hoạt động. Do đó rất khó tạo ra sự khác biệt về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.

Khách hàng ngày càng có sức mạnh lớn với các ngân hàng, có xu hướng giảm lịng tin và thay đổi ngân hàng khi mà thị trường đã vào trạng thái bão hồ.

Chính sách của chính phủ và NHNN thường xuyên thay đổi. Luật lệ thay đổi theo chiều hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)