Tác dụng của câu đặc biệt:

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 31 - 38)

I. Trọng tâm kiến thức

2. Tác dụng của câu đặc biệt:

- Câu đặc biệt thường được dùng để:

+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

+ Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.

+ Bộc lộ cảm xúc. + Gọi đáp.

Bài tập 1:

- GV nêu yêu cầu bài tập 1:

- Giáo viên gọi học sinh trình bày, nhận xét.

Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Gợi ý: có 2 câu đặc biệt Bài tập 2:

- GV nêu yêu cầu bài tập - Giáo viên gọi học sinh trình bày, nhận xét.

Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

a) Dùng để nêu thời gian, địa điểm, khung cảnh ( diễn ra sự việc)

b) Gọi đáp

c) Chỉ sự tồn tại của sự vật

d) Bộc lộ cảm xúc

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT.

? Xác định yêu cầu của bài?

+ Viết đoạn văn (Khoảng 5 - 7 câu), trong đó có một vài câu đặc biệt (Gạch chân các câu đó) + Nội dung: Tả cảnh quê hương em HS hoạt động cá nhân: Suy nghĩ, trình bày, nhận xét, bổ sung HS hoạt động cá nhân: Suy nghĩ, trình bày, nhận xét, bổ sung - Đọc và xác định yêu cầu của BT + Viết đoạn văn trong đó có một vài câu đặc biệt (Gạch chân các câu đó) + Nội dung: Tả cảnh quê hương em - Lên bảng viết II. Luyện tập:

Bài tập 1: Tìm các câu đặc biệt

trong văn bản: “ Cuộc chia tay của những con búp bê”

Bài tập 2: Trong những trường

hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì?

a) Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.

b) Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. c) Có mưa!

d) Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!

Bài tập 3: Viết một đoạn văn

ngắn (Khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.

- Câu mở đoạn: Giới thiệu cảnh được tả.

- Các câu nội dung: Miêu tả cảnh đẹp của quê hương

- Câu kết đoạn: Cảm nghĩ của em.

- Cho HS thảo luận vài phút

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét, uốn nắn kĩ năng làm bài cho các em.

* Chú ý: Đoạn văn viết

liền mạch, có câu mở đoạn, các câu ND và câu kết đoạn, không cần chấm xuống dòng. Trong đoạn văn phải sử dụng điệp ngữ và điệp ngữ ấy phải có tác dụng nghệ thuật. đoạn văn - Nhận xét Đề luyện tổng hợp: Đề 1: Phần I: Đọc- hiểu

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"

(Ngữ văn 7 - tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt

chính của đoạn văn là gì?

Câu 2. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của

những trạng ngữ ấy?

Câu 3 : Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng của

nó?

Câu 4: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Câu 1: Từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng

yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu.

Câu 2: Sinh thời Bác Hồ dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên.

Gợi ý:

Phần I: Đọc- hiểu Câu 1:

- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". - Tác giả Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2. Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng

Tác dụng: chỉ thời gian.

Câu 3: Phép so sánh: tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn...

Câu 4:

* Dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

* Trình tự: Thời gian.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Học sinh biết cách trình bày thành đoạn văn( 8-10 câu).

Nội dung:

+ Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay biểu hiện thành tinh thần rèn luyện, học tập, lao động, sang tạo.

+ Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Câu 2:

- Kiểu bài: Lập luận chứng minh

- ND: Vai trò, sức mạnh của đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh quyết định sự thành

công.

- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế và trong văn chương từ xưa đến nay.

Dàn bài: a. Mở bài:

- Giới thiệu dẫn dắt vấn đề : Vai trò, sức mạnh của đoàn kết.

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa:

- “Một cây ...”: Một người đơn lẻ thi không làm nổi việc gì. Nhiều người hợp sức lại thì việc lớn và khó mấy cũng sẽ làm nên.

- “Đoàn kết...”: Nếu tập hợp được tinh thần đoàn kết ngày càng nhiều thì nó trở thành một khối vững mạnh không gì lay chuyển được. Nếu từ thành công này nối tiếp thành công khác thì sẽ có thành công lớn. Suy rộng ra là: Có đoàn kết sẽ có thành công, muốn đại thành công phải có đại đoàn kết. Qua đây, Bác nhắc nhở chúng ta phải biết xây dựng, gìn giữ, phát huy tinh thần đại đoàn kết.

* Chứng minh:

Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong thực tế và trong văn chương.

- Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Trong lao động sản xuất

- Trong học tập và làm việc

- Một số dẫn chứng trong văn chương: Câu chuyện bó đũa ; Con cáo và tổ ong ; Hòn đá to

* Suy nghĩ của em:

- Đó là truyền thống lâu đời và tốt đẹp.

- Cần phải phê phán và đấu tranh loại bỏ tư tưởng hoặc những biểu hiện chia rẽ, những lối sống cá nhân ích kỉ

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề và bài học rút ra.

Đề 2:

Phần I: Đọc- hiểu

“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu...”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Câu 2: Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài?

Câu 4: Em có suy nghĩ gì khi một số người hiện nay hay dùng các từ ngữ “ hơi bị

đẹp”, “ hơi bị hay” khi giao tiếp ?

Câu 5: Tìm từ Hán- Việt có yếu tố “ đặc”(riêng), giai( bậc), trầm( chìm), tín( tin),

mãn (đầy).

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Em hãy nêu một ví dụ và phân tích về sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ngôn

ngữ, từ vựng...)?

Câu 2: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Gợi ý:

Phần I: Đọc- hiểu

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”- Đặng Thai

Mai.

Câu 2: thuộc phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt in 1967 trong tuyển tập Đặng

Thai Mai tập 2

Câu 3:

- Nghệ thuật: lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, toàn diện

- Nội dung: bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Câu 4: Các từ ngữ “ hơi bị đẹp”, “ hơi bị hay” không phù hợp với chuẩn mực sử

dụng từ( từ đẹp, hay là những tính từ không kết hợp được với từ bị, được), nếu sử dụng sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người nghe.

Câu 5:

“ đặc”(riêng): đặc trưng, đặc điểm, đặc sắc giai( bậc): giai điệu, giai cấp, giai tầng trầm( chìm): trầm bổng, trầm ngâm tín( tin): tín ngưỡng, tín nhiệm

mãn (đầy): viên mãn, mãn nhãn.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Tiếng Việt đẹp về âm thanh (lên bổng xuống trầm):

”Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” ( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)

- Nhịp điệu linh hoạt, nhiều nhịp ngắn dứt khoát, mạnh mẽ, hùng hồn ngợi ca sức mạnh của cây tre (Tre giữ làng…lúa chín).

=> Nhịp điệu và âm hưởng không chỉ ca ngợi cây tre, mà còn thể hiện niềm tự hào về con người Việt Nam.

Câu 2:

* Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Lập luận chứng minh - ND: lòng biết ơn của con người

- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế và trong văn chương từ xưa đến nay.

Dàn bài:

a. Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ.

- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

b. Thân bài: (6 điểm)

* Giải thích: (0,5 điểm)

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,

- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (4,5 điểm)

- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.( Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)

- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

c.. Kết bài: (0,5 điểm)

- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

4. Vận dụng: Nhắc lại ND đã ôn tập5. Tìm tòi, mở rộng: 5. Tìm tòi, mở rộng:

- Về nhà tìm đọc tác phẩm - Ôn tập văn nghị luận.

---

Ngày soạn : Ngày dạy :

Buổi 4. ÔN TẬP TUẦN 21

Tiết Phân môn Nội dung

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w