Đúng B Sai 5 Bài tập 5:

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 94 - 100)

II. Luyện tập Bài tập 1,2,3,

A. Đúng B Sai 5 Bài tập 5:

5. Bài tập 5:

- Câu 1: Giới thiệu chung (VD: Văn học là một loại hình nghệ thuật - nghệ thuật của ngôn từ, và nó đã làm em say mê tự khi nào không biết...)

- Các câu nội dung: (ý nghĩa, công dụng của văn học) - Câu kết:

---

Tiết 3:

- Mục tiêu: Ôn tập nhằm củng cố, nâng cao kiến thức đã học ở bài Viết đoạn văn chứng minh

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Kiến thức cần đạt

Giáo viên yêu cầu hcoj sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

- Khi viết đoạn văn nghị luận chứng minh cần lưu ý gì về: nội dung, hình thức? Giáo viên chốt - Hoạt động cá nhân. + ND: Làm rõ luận điểm trong đoạn (vì sao có thể nêu lên luận điểm) + HT: Câu mở đoạn (luận điểm – c/m câu mở đoạn bằng các câu 1,2,3,4 - câu kết đoạn (chốt lại luận điểm) - T-P- H. Các d/c phải được sắp xếp theo một thứ tự. I. Kiến thức trọng tâm

Những yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh:

+ Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là bộ phận của bài văn. Vì vậy, khi viết 1 đoạn văn, cần cố hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào của bài, có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn. + Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn văn phải tập trung làm sáng tỏ luận điểm. + Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quy trình chứng minh được rõ ràng, mạch lạc. II. Luyện tập - Phương pháp dự án: - Tổ 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có“sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

- Tổ 2: Viết đoạn văn chứng minh, Văn chương “gây ra cho ta

- Đại diện các nhóm trình bày nội dung đoạn văn. - HS chú ý lắng nghe

Bài tập: viết đoạn văn chứng minh theo yêu cầu.

- Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có“sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

- Đề 2: Viết đoạn văn chứng minh, Văn chương “gây ra cho ta những tình cảm ta không có”.

chứng minh: Nói dối có hại cho

Gợi ý:

+ Đoạn 1: Văn chương có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, nó gây cho ta những tình cảm chưa có.

Con người ta mới đầu không phải ai cũng có tình cảm yêu loài vật, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, yêu tổ quốc. Vì vậy đã có văn chương. Người ta bắt đầu yêu thế giới loài vật sau khi thưởng thức "Dế mèn phiêu lưu lý" của Tô Hoài hoặc những sáng tác của Võ Quảng. Những bài thơ trung đại Việt Nam như: Thiên trướng vãn vọng, Côn sơn ca, ít nhiều đã gây cho hs lớp 7 chúng ta tình yêu thiên nhiên,làng xóm, yêu c/sống hơn… Quả thực văn chương có sức mạnh lớn lao trong việc gây tình cảm không có cho người đọc.

+ Đoạn 2: Đi một ngày đàng chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ra ngoài ta sẽ gặp gỡ nhiều người trong xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó trí hiểu biết của ta sẽ được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có một sàng khôn khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sống xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã dừng chân đứng lại để ngắm nhìn trời, non, nước để có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi xong cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được Dư địa chí- cuốn sách viết về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì thật khó để có được sàng khôn. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.

Đoạn 3: Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, nhà văn Hoài Thanh khẳng định:

“văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Điều đó đã được thực tế chứng minh. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,... Văn chương, thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như núi Thái Sơn, nước trong nguồn, anh em

như thể chân tay,... Đọc những bài thơ như Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... ta càng thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình. Chính những công dụng tuyệt vời đó của văn chương khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Đoạn 4: Nói dối là một thói xấu nó mang lại nhiều tác hại ảnh hưởng đến chính

bản thân người nói dối. Nói dối nhiều lần sẽ thành thói quen xấu khó sửa. Người nói dối sẽ bị mất niềm tin của mọi người, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, nghi kị. Người nói dối sẽ không có ý thức vươn lên và luôn sống không thoải mái vì lương tâm dằn vặt, tinh thần lo sợ. Đúng là nói dối rất có hại.

Đề luyện tổng hợp: Phần I: Đọc- hiểu

Cho câu văn sau :

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có....”

Câu 1: Câu văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Câu 2: Giải thích “văn chương” là gì?

Câu 3: Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ

đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Cũng trong văn bản trên, tác giả có viết văn chương “ luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Coi đây là câu chủ đề để viết đoạn văn khoảng 10

câu, trong đoạn sử dụng trạng ngữ và câu bị động. (Gạch chân và chú thích). và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Câu 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc- hiểu

Câu 1: Câu văn trích từ “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh Câu 2: Tác phẩm văn học nghệ thuật ngôn từ.

Câu 3: Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau:

- Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời.

+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước... + Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ... Phần II: Tập làm văn Câu 1: - Hình thức: + 10 câu. + Ngữ pháp : trạng ngữ, câu bị động.

- Nội dung: Chứng minh văn chương “ luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” + Mỗi người vốn dĩ đều có trong mình một số tình cảm phổ biến như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn.

+ Đọc một tác phẩm bất kì, đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để đồng cảm, học tập theo cách thể hiện cảm xúc của họ.

Câu 2:

a.Mở bài:

- Nêu tinh thần đk là nguồn sức mạnh

- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”

b.Thân bài: Giải thích:

“Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao

- Câu tục ngữ nói lên tình yêu thương, đ/k của cộng đồng dân tộc. Chứng minh:

-Thời xa xưa VIệt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm lên những cánh đồng màu mỡ: “Việt Nam...hơn”- Nguyễn Đình Thi.

- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung... + TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán

+ Ngày nay: chiến thắng 1954 + Đại thắng mùa xuân 1975

- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh.

+ Hàng triệu con người đang đồng tâm.. c. Kết bài:

- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc

- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.

4. Vận dụng: Nhắc lại ND đã ôn tập5. Tìm tòi, mở rộng: 5. Tìm tòi, mở rộng:

- Học bài và làm các bài tập còn lại trong vở bài tập

- Phân tích tác phẩm để thấy được thành công trong nghệ thuật của tác giả.

- Tóm tắt hệ thông luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong văn bản này ? - Ôn luyện chuẩn bị cho ôn tập đề

---

Ngày soạn : Ngày dạy :

Buổi 9. ÔN TẬP TỔNG HỢP (Kiểm tra 1/2 học kì II) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Củng cố lại kiến thức cơ bản HS đã học ở cả phân môn, chuẩn bị cho kì kiểm tra cuối năm học đạt kết quả tốt.

- Giúp HS phần nào đánh giá được kết quả học tập của các em ở HKII.

2. Kĩ năng:

- Làm bài dưới dạng đề tổng hợp : Kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài ; Trình bày bài làm chính xác, khoa học, sạch đẹp.

3. Thái độ:

- GD HS tính nghiêm túc, tự giác, tích cực ôn tập và thể hiện qua bài làm. 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

Năng lực sáng tạo,

Năng lực sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w