truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử.
- Câu ca dao: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng …” đã thể hiện sâu sắc đạo lý tốt đẹp ấy.
b. Thân bài: 1. Giải thích:
- Về nghĩa đen: bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo
nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ.
– Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh có thực mà con người dễ nhện thấy ấy, ông cha ta nhắc nhở con cháu: “bầu, bí” tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên một mảnh đất, cùng dân tộc… Vì vậy phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?
- Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.
– Là người Việt Nam, cùng một mẹ Âu Cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền ngược hay xuôi, đồng bằng hay rừng núi., cũng đều là ruột thịt, là anh em.
– Sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà cần có sự giúp đỡ nhau nhất là khi hoạn nạn khó khăn “Lá lành đùm lá rách”. Đó là tình người.
– Trong những khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã đoàn kết, chung lòng, chung sức, gắn bó với nhau, tiếp sức cho nhau để chiến thắng quân thù. – Những lúc gặp thiên tai, lũ lụt, “Miếng khi đói bằng gói khi no” nên kẻ giàu, người nghèo quyên góp lại để tiếp ứng cho những nạn nhân không may mắn chia sẻ phần nào những mất mát đau thương của họ. Đó là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta.
– Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức của con người mà nó còn là cơ sở của tình yêu quê hương. Bởi lẽ giúp đỡ cho những người bị thiên tai địch họa tức là góp phần trong việc “xóa đói giảm nghèo”, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
3. Lối sống tương thân tương ái đã đc thể hiện ntn?
+ Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Chị ngã em nâng…, qua hành động thiết thực và ý nghĩa như các phong trào: "Vì người nghèo", “ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”, “ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
+ Mỗi người cần tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Chúng ta cần thực hiện bằng việc làm cụ thể , thiết thực chứ không phải bằng lời nói suông.
4. Bản thân chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông?
Bản thân em luôn có những việc làm thiết thực: giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ người già…
c. Kết bài:
– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một đạo lí, thể hiện nhân cách của con người. Mỗi người chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa và cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Bài tập 2: Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” Dàn ý:
a. Mở bài: