Giá trị nội dung:

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 121 - 128)

II. Luyện tập Bài tập 1,

c. Giá trị nội dung:

d. Giá trị nghệ thuật GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt kiến thức. - Học sinh thảo luận HS trình bày Nhận xét chéo I. Kiến thức trọng tâm 1. Văn bản: * Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội) - Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất * Tác phẩm: a. Thể loại: Truyện ngắn b. Xuất xứ: - “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn.

c. Giá trị nội dung:

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

d. Giá trị nghệ thuật:

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét.

II. Luyện tậpBài tập 1 Bài tập 1

- Giáo viên yêu cầu học

Học sinh làm việc nhóm

1. Bài tập 1

Gợi ý: Bài tập 1:

- Tăng cấp là một biện pháp nghệ thuật lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói.

- Phép tăng cấp thể hiện:

+ Cảnh dân hộ đê: Mưa mỗi lúc một nhiều, một dồn dập; Nước sông mỗi lúc một dâng cao; Không khí mỗi lúc một nhốn nháo; Sức người mỗi lúc một yếu...-> Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã xảy ra.

+ Cảnh quan phủ cùng nha lại trong đình: Sự hưởng thụ, ham mê cờ bạc và thái độ thờ ơ vô trách nhiệm mỗi lúc một tăng...

=> Khắc hoạ rõ nét bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ - Tiêu biểu cho chế độ PK đương thời thối nát.

Bài tập 2:

Giá trị nhân đạo:

+ Tình cảm xót thương của tác giả trước nỗi khổ cực của người dân. + Lên án gay gắt bọn quan lại...

Bài tập 3:

Viết được đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày giá trị hiện thực của văn bản

“Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn). * Đảm bảo các yêu cầu sau:

- Về hình thức: Đoạn văn từ 9 – 10 dòng. Có câu mở đoạn, các câu nội dung và câu kết đoạn.

- Nội dung: Nêu được giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay”

+ Nỗi khổ cực của người dân vừa do thiên tai vừa do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại gây nên.

+ Bọn quan lại sống xa hoa, hưởng lạc, thờ ơ với nỗi khổ của dân. Tiêu biểu là tên quan phụ mẫu.

---

Tiết 2,3:

- Mục tiêu: Luyện tập lập luận giải thích.

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Kiến thức cần đạt II. Luyện tập Bài tập 1

- GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh trình bày. Các học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Bài tập 2

- GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh trình bày. Các học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Bài tập 3,4

Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân (lập dàn ý đề văn)

Học sinh làm việc cá nhân

- Thảo luận

1. Bài tập 1

Chỉ rõ những dấu hiệu của lập luận giải thích trong các đoạn văn sau: a. Ở đời mình giao thiệp với nhiều người,bạn bè tưởng vô số,nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỉ.Thế nào là tri kỉ?Tri kỉ là người biết mình,nghĩa là đồng thanh,đồng khí,đồng tâm với mình,chơi với mình rất thân

thiết,bao bọc che chở cho mình,lúc sống cùng hưởng,hoạ cùng đau,lúc chết,tưởng có thể chết được với nhau cũng không hối. (Theo Cổ học tinh hoa)

b. Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc,thì phải nâng cao đời sống của đồng bào.Muốn nâng cao đời sống của đồng bào,không phải cứ nói là ra cơm gạo.Cơm gạo khôn có từ trên trời rơi xuống.Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làm cái gì/ Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất. ( Hồ Chí Minh )

2. Bài tập 2:

Cho đề văn sau: Giải thích câu tuc ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.

a. Đặt ra những câu hỏi chính cần giải đáp để làm rõ tính chất cần giải thích.

b. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

c. Tìm các căn cứ lí luận và thực

Gợi ý: Bài tập 1:

Biểu hiện của lập luận giải thích trong hai đoạn văn là cách nêu và giải quyết vấn đề;các câu trong đoạn liên kết móc nối với nhau theo hình thức móc xích ,câu sau làm rõ ý câu trước.Ngoài ra còn dùng cách lập luận nêu câu hỏi.

Bài tập 2:

a. Các câu hỏi chính trong văn giải thích : Như thế nào ? Tại sao? Để làm gì? Vận dụng vào đề trên để nêu câu hỏi cụ thể.

b. Chú ý khai thái các hình ảnh cụ thể ( Giải thích nghĩa đen)để tìm tầng hàm ẩn(nghĩa bóng). Đây là bước giải thích khái niệm( Như thế nào?)

c. Hai loại căn cứ cần tìm:

- Căn cứ lí luận: Mọi thứ của cải vật chất ở trên đời này có tự nhiên hình thành không? Mối quan hệ giữa quá trình lao động của con người với của cải vật chất? - Căn cứ thực tiễn: Lấy một dẫn chứng cụ thể để chỉ rõ nếu không lao động ,con người sẽ không có được của cải vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình ( Từ cơm ăn ,áo mặc tới các nhu cầu thiết yếu khác...)

d. Bố cục phải đầy đủ ba phần.Cần vận dung các câu trả lời ở muc a,b,c. (Tài liệu của Nguyễn Nga- Nhóm Ngữ văn THCS)

Bài tập 3:

Dàn bài: a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Cứ vào mùa xuân hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước, phong trào trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một truyền thống tót đẹp của dân tộc VN.

- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: dẫn lời kêu gọi của Bác. b.Thân bài:

* Luận điểm 1: Hiểu lời khuyên của Bác như thề nào?

- Mùa xuân đất trời tươi đẹp, là dịp để mọi người vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Mùa xuân cũng là mùa có khí hậu phù hợp cho cây cối phát triển, thích hợp nhất cho việc trồng cây.

- Trên cơ sở đó, Bác Hồ mong muốn mọi người vui xuân nhưng cũng cần thời gian dành cho trồng cây, làm cho ngày xuân trở thành ngày hội trồng cây trên cả nước.

mùa xuân sẽ càng có ý nghĩa hơn.

* Luận điểm 2: Vì sao Bác muốn việc trồng cây vào mùa xuân trở thành một ngày Tết?

- Tổ chức ngày hội trồng cây vào mùa xuân vùa tranh thủ được sức LĐ khi mọi người đã hoàn thành công việc của năm cũ, chưa bước vào công việc của năm mới.

- Trồng cây vào mùa xuân cây dễ sống, dễ phát triển tạo nên sức sống mới.

- Khi trồng cây đã trở thành truyền thống, việc trồng cây sẽ giúp cho lá phổi xanh của đất nước thêm dồi dào sức sống, bầu không khí thêm trong lành, môi trường sống của con người thêm tốt đẹp.

- Trồng được nhiều cây, nhân dân ta có thêm nhiều nguyên liệu phục vụ cho đời sống.

* Tạo ra được “ Tết trồng cây”, cuộc sống của nhân dân ngày thêm tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh, đát nước ngày càng xuân.

* Luận điểm 3: Cần làm gì…

- Để lời kêu gọi trồng cây có sức thuyết phục, BH là người gương mẫu trong việc trồng cây, chăm bón cây mà khu vườn Bác ở là một hình ảnh tiêu biểu.

- Hiểu được ý nghĩa trong lời kêu gọi của Bác, mọi người, bản thân, tích cực tham gia trồng cây và chăm sóc cây, nhất là vào dịp Tết.

* Luận điểm 4: Liên hệ bản thân:

- Tích cực trồng cây.

- Chăm sóc cây, không phá hoại cây xanh. c. Kết bài:

Lời khuyên của Bác hoàn toàn đúng đắn, mỗi người chúng ta cần thực hiện để đất nước ngày càng xanh tươi.

Bài tập 4:

Giống nhau: Đều là văn nghị luận, phải xây dựng được hệ thống luận điểm Khác nhau

Văn chứng minh: Lấy dẫn chứng để làm sáng rõ lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta

Văn giải thích; dùng những lí lẽ giải thích sự đúng đắn của câu tục ngữ ---

Đề luyện tổng hợp: Phần I: Đọc- hiểu

Cho đoạn văn:

“ Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa có một người quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại phe phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu đếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yên hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu gian, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài”

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn ?

Câu 3 : Xác định trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong đoạn văn trên? Câu 4 : Giải thích nhan đề truyện ngắn?

Câu 5: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Câu 6: Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản, liên hệ với cuộc sống

hôm nay?

Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc- hiểu

Câu 1:

- Văn bản: Truyện ngắn "Sống chết mặc bay". Tác giả: Phạm Duy Tốn

Câu 2: Nội dung: hình ảnh sự ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ của quan phụ mẫu khi đi

hộ đê.

Câu 3:

- Trạng ngữ, công dụng: + Trong đình: chỉ nơi chốn

+ Mới kê ở gian giữa: chỉ thời gian, nơi chốn + Bên cạnh ngài, mé tay trái: chỉ nơi chốn + Chung quanh sập: chỉ nơi chốn.

Câu 4:

Tên bài sống chết mặc bay, xuất phát từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi nói lên thái độ vô trách nghiêm của những kẻ cầm quyền, chỉ biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.

Câu 5: Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng

lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động;

Phần II: Tập làm văn Câu 1: Một số gợi ý:

- Thấy thương cảm cho số phận cơ cực, tình cảnh khốn khổ của những người dân vì thiên tai, lụt lội.

- Căm ghét bọn quan vô trách nhiệm, thờ ơ với tính mạng của người dân. - Tự hào vì được sống cuộc sống tự do, dân chủ hôm nay.

Câu 2: a. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

( Ví dụ: Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao: “ nhiễu...”)

b. Thân bài:

* Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Nghĩa đen:

+ "Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, trên giá gương có thể là một tấm ảnh của người đã khuất. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.

-> Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

- Nghĩa bóng: nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

* Luận điểm 2: Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w