Vận dụng viết đoạn: Đề 1:

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 79 - 83)

Đề 1:

- Mở bài: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

- Kết bài: Tương lai của chúng ta là do bản thân mỗi người chịu trách nhiệm, nếu thời trẻ không cố gắng học tập thì khi lớn lên sẽ phải ngậm ngùi, tiếc nuối nhìn về thành công của người khác. “Không có giới hạn cho quy trình học cách để học” vì

vậy ai còn trẻ cũng nên học để dẫn đầu, dù đã trưởng thành với nhiều lo toan, mỗi người vẫn nên tiếp tục học tập để không bị tụt lại phía sau.

Đề 2:

- Mở bài: Từ bao đời nay, rừng đã trở thành người bạn, người mẹ thiên nhiên bảo vệ và chăm sóc cho đời sống của con người. Đứng trước vấn đề tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm, việc bảo vệ rừng trở thành một vấn đề vô cùng cần thiết mà mỗi người đều cần có trách nhiệm. Bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

- Kết bài: Rừng rõ ràng không chỉ là một người bạn tốt, mà còn là ân nhân của chúng ta. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống trên Trái đất nói chung, cuộc sống của con người nói riêng. Bởi vậy chúng ta phải nhanh tay hành động để bảo vệ người bạn ấy. Ở lứa tuổi học sinh, chúng mình có thể chung tay bảo vệ rừng bằng việc tuyên truyền, cổ động và tham gia những hoạt động tại địa phương phù hợp với khả năng của mình.

Đề 3:

- Mở bài:

Cuộc đời của con người luôn hiện diện với những khía cạnh tương phản nhau, và con người cảm nhận cuộc đời nhiều khi cũng theo những cái nhìn đối ngược nhau. Đứng trước một vấn đề, dù mới lạ hay quen thuộc, con người vẫn có thể có những quan điểm đối lập nhau. Có ý kiến cho rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có người khác lại nghĩ rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.” Là bạn, bạn sẽ giải thích sao về điều này?

- Kết bài:

Chúng ta không thể chọn bố mẹ sinh ra mình, gia đình chở che mình, nhưng chúng ta có thể quyết định hoàn cảnh sống hoặc thái độ sống của mình trước hoàn cảnh đó. Dù cho gần mực hay gần đèn, cuộc đời con người vẫn không phải bị phụ thuộc hoàn toàn vào nó, mà quan trọng là bản thân có đủ quyết tâm, nỗ lực, khát vọng tiếp thu cái tốt, bài trừ cái xấu để hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội.

Đề 4:

- Mở bài: Dân gian có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Đó là câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của môi trường sống và thể hiện ý thức giữ gìn môi trường sống từ rất sớm của cha ông ta. Quả thực, vấn đề giữ gìn môi trường sống đáng được chúng ta dành nhiều sự quan tâm bởi nếu không giữ gìn môi trường sống, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.

- Kết bài: Có những việc làm tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại có tác dụng rất lớn: không xả rác bừa bãi, khơi thông cống rãnh ở khu dân cư, trồng và bảo vệ cây xanh nơi mình sống… Nếu mỗi người có thể làm được những điều tưởng chừng đơn giản như vậy thì chắc chắn môi trường cũng như cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng được cải thiện.

Đề 5:

- Mở bài: Mỗi người con của đất nước Việt Nam đều biết ơn, tôn kính chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Chúng ta, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên luôn được khuyến khích học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Một trong những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng ở Người là lối sống giản dị, thanh bạch.

- Kết bài: Lối sống thanh bạch, giản dị của Bác đã trở thành một nét đẹp mang phong cách của riêng Người. Chính lối sống ấy đã trở thành một bài học quý giá cho mỗi người không chỉ một thời mà của mọi thời. Sống giản dị, thanh bạch giúp chúng ta gìn giữ phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện những đức tính tốt và đưa mọi người lại gần nhau hơn.

Đề luyện tổng hợp: Đề 1:

Phần I: Đọc- hiểu

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn:Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn

trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc

học tập và làm theo tấm gương của Bác?

Câu 2: Nhân dân ta thường khuyên nhau: Có công mài sắt có ngày nên kim. Em

hãy chứng minh lời khuyên trên.

Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc- hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan

hệ với mọi người

Câu 3: Nhận xét nghệ thuật chứng minh:

- Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sống của Bác thể hiện qua việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật,lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Nêu luận cứ:Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. - Dẫn chứng:

+ Việc lớn: việc cứu nước, cứu dân .

+ Việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân...

+ Người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,

+ Đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !

- Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứ chân thật,rõ ràng (giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực. Hơn nữa những điều tác giả nói ra được đảm bảo tính chân thực bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ.

Phần II: Tập làm văn Câu 1:

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

Dưới đây là một số ý mang tính định hướng: - Trong học tập, trong công việc:

+ Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ vào sự giúp đỡ của người khác.

+ Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao... - Trong quan hệ với mọi người:

+ Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái...

+ Chọn cho mình lối sống giản dị trong việc: ăn mặc không cầu kì; nói năng rõ ràng súc tích; sống chan hòa giúp đỡ, biết yêu thương mọi người...

Câu 2: a. Mở bài:

-Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w