- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
(0,25 điểm)
-Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận . (0,25 điểm)
Câu 3: (2,25 điểm)
- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn (0,25 điểm) - Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Giới thiệu Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh ( 0,5 điểm)
+ Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn xúc tích và là lời khẳng định: Truyền thống yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta. ( 0,5 điểm)
+ Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn khúc triết sôi nổi, hình ảnh so sánh, những động từ mạnh” kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong cùng một câu…. thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết…( 0,5 điểm)
+ Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng thông qua cách diễn tả người đọc hiểu và cảm nhận nó một cách cụ thể rõ ràng, từ đó mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
(0,5 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)Câu 1: Câu 1:
* Yêu cầu chung:
- Viết đoạn văn.
- Xây dựng được bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; thể hiện được suy nghĩ của bản thân về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.
* Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:
- Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
- Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con
người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Câu 2:
* Yêu cầu chung:
- Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
- Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: (4 điểm) * Giải thích: (0,5 điểm)
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,5 điểm)
3. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.
Đề 3:
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn:Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?(1 điểm)
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn?
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?( 1,5điểm)
PHẦN II:TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác?( 2 điểm)
Câu 2: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”( 5 điểm)
---HẾT---