I. Kiến thức trọng tâm 1 Thế nào là phép liệt kê
2. Các kiểu liệt kê.
Người ta có thể phân loại các kiểu liệt kê theo các căn cứ khác nhau. a. Căn cứ vào cấu tạo có thể phân thành liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- Liệt kê theo từng cặp.
Ví dụ : Nhân dân ta đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ.
- Liệt kê không theo từng cặp. Ví dụ : Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không
biết chán.
( Nam Cam).
b. Căn cứ vào ý nghĩa, có thể phân liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
- Liệt kê tăng tiến.
Ví dụ: Chao ơi! Dì Hảo khóc.Dì khóc nức nở,khóc nức lên,khóc như người ta thổ.Dì thổ ra nước mắt.
- Liệt kê không tăng tiến. Ví dụ : Chập chùng, thác Lửa, thác Chông. Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà ( Tố Hữu) II. Luyện tập 149
Gợi ý: Bài tập 1:
Trong bài đọc thêm Tiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng có 5 lần tác giả sử dụng phép liệt kê.
- Lần 1: Tiếng Việt ta giùa bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh ... giữ nước
- Lần 2: Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành... dân tộc, quốc gia.
- Lần 3: Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp... là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
- Lần 4: Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp... lạ thường
- Lần 5: Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất... dồi mài.
Bài tập 2:
Trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã sử dụng rất nhiều phép liệt kê
(Kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt không theo từng cặp)
Ví dụ:
- Liệt kê không theo từng cặp:
+ Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
+ Bác đã đặt cho một số đồng hcis đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! - Liệt kê theo từng cặp: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn:...nhà ăn
Bài tập 3: Câu a,d,e liệt kê tăng tiến. Câu b kiệt kê về hai chiều: Vũ khí tiệm thoái( Nhỏ dần), tinh thần tăng tiến; Câu c liệt kê không tăng tiến.
Bài tập 4:
a, Liệt kê theo từng cặp: lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù. Phần còn lại liệt kê tăng tiến và không theo từng cặp.
b, Liệt kê các hợp các từ đồng nghĩa, gần nghĩa làm cho các khía cạnh của nội dung được bổ sung đầy đủ đồng thời biểu thị được tinh thần hăng hái, quyết tâm đi sâu, đi sát quần chúng của người cán bộ.
---
- Mục tiêu: Luyện tập lập luận giải thích
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập, chia nhóm thảo luận: (Lập dàn ý)
Đề: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
1. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ.
- Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.
2. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:
- Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình.
- Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn.
-Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam… Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam...
* Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện... 3. Kết bài Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Liên hệ bản thân Đề luyện tổng hợp: Phần I: Đọc- hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợi vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam, không vui không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông thiên mụi gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
Câu 2: Văn bản được viết theo thể loại nào? Nêu những hiểu biết của em về thể
loại đó?
Câu 3: Kể tên ít nhất 3 làn điệu ca Huế?
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào con người xứ Huế qua đoạn văn trên ? Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng giới thiệu về ca Huế trên sông
Hương, trong đó có sử dụng phép liệt kê. (Gạch chân câu văn mang phép liệt kê đó)
Câu 2: " Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất nước lại có thể góp phần tạo nên mùa xuân của đất nước?
Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc- hiểu
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào “ Ca huế trên sông Hương”, tác giả: Hà Ánh Minh.
Thể loại bút kí: Bút kí là thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
Câu 3: Kể tên ít nhất 3 làn điệu ca Huế?
- Các điệu hò: Hò đánh cá, cấy trồng. Chăn tằm...Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo...Hò lơ, hò ô, hò nện...
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
- Các điệu nam: Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân,...
Câu 4:
Em cảm nhận như thế nào con người xứ Huế qua đoạn văn trên ? Con người xứ Huế:
- Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: Thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
- Các nghệ sĩ Huế: Tài ba, điêu luyện trong biểu diễn nghệ thuật.
Phần II: Tập làm văn Câu 1:
Đoạn văn tham khảo:
Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca. Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và dòng nhạc cung đình, nhã nhạc nên vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi. Ca Huế rất phong phú và đa dạng về làn điệu: Các điệu hò, các điệu lí, các điệu nam... hoặc cũng có những bản nhạc không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Tất cả đều phản ánh tâm hồn cũng như khát vọng của con người Huế. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng được trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Câu 2:
Dàn bài:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Cứ vào mùa xuân hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước, phong trào trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một truyền thống tót đẹp của dân tộc VN.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: dẫn lời kêu gọi của Bác.