Bài tập 1: Phân loại các loại câu

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 180 - 182)

II. Luyện tập Bài tập 1,2,3,4,

1. Bài tập 1: Phân loại các loại câu

và cho biết tác dụng của các loại dấu câu trong phần văn bản dưới đây:

... Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc...

Chợ họp mỗi lúc một đông.

Thế mà thằng Canh đến bây giờ chưa được một cơ hội tốt nào để thi hành cách kiếm ăn của nó. Người khôn của khó có khác! Được một miếng ăn thật là vất vả! [...]

Đến nơi. Nó đứng lại. Chờ. Nhưng chờ gì? Bao giờ chỗ này vắng người? Vắng người bà hàng khoai

Gợi ý: Bài tập 1:

* Phân loại câu:

- Phân loại câu theo mục đích nói:

+ Câu trần thuật: Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc...

Chợ họp mỗi lúc một đông.Thế mà thằng Canh đến bây giờ chưa được một cơ hội tốt nào để thi hành cách kiếm ăn của nó. Đến nơi. Nó đứng lại. Chờ. Vắng người bà hàng khoai cũng về. Thế là hốc.

+ Câu cảm thán: Người khôn của khó có khác! Được một miếng ăn thật là vất vả!

+ Câu nghi vấn: Nhưng chờ gì? Bao giờ chỗ này vắng người?

- Phân loại câu theo cấu tạo:

+ Câu bình thường: Chợ họp mỗi lúc một đông.

Thế mà thằng Canh đến bây giờ chưa được một cơ hội tốt nào để thi hành cách kiếm ăn của nó. Người khôn của khó có khác! Được một miếng ăn thật là vất vả! Nó đứng lại. Nhưng chờ gì? Bao giờ chỗ này vắng người? Vắng người bà hàng khoai cũng về.

+ Câu đặc biệt: Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc... Đến nơi. Chờ. Thế là hốc.

* Tác dụng của các loại dấu câu: - Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật

- Dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được kể tên, chưa được liệt kê hết

- Dấu chấm cảm: bộc lộ cảm xúc, dặt cuối câu cảm thán - Dấu chấm hỏi: tỏ ý nhgi vấn, đặt cuối câu hỏi.

Bài tập 2:

a.

Trạng ngữ:

- Từ xưa đến nay: nêu thời gian cho sự việc trong câu.

- Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng: Nêu lên hoàn cảnh cho sự việc trong câu.

b. Tìm một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn, khi tổ quốc bị xâm lăng

c. Biện pháp tu từ: đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Từ đơ]cj đảo là từ nồng nàn; đảo từ như vậy nhằm nhấn mạnh mức độ, sắc thái của tình cảm (yêu nước)

d. Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh ấy đã tác động mạnh vào cảm xúc người đọc, khơi gợi niềm tự hào và truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thời khơi gợi những hành động yêu nước.

Bài tập 3:

a- Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông Chu bồi đắp. b- Những bạn đi học muộn bị thầy giáo phê bình trước lớp. c- sân trường em được cây bàng cổ thụ toả bóng mát.

d- Pháo đài bay giặc Mĩ bị anh hùng phi công Phạm Tuân bắn hạ.

Bài tập 4:

a- Chiếc cầu vắt ngang dòng sông -> Làm CN. b- tranh ảnh rất đẹp - > Làm vị ngữ.

c- đôi bạn thân được ngồi chung một bàn -> Làm phụ ngữ trong cụm động từ.

Bài tập 5:

a- Thời gian b- Nơi chốn. c- Thời gian d- cách thức.

4. Vận dụng: Nhắc lại ND đã ôn tập5. Tìm tòi, mở rộng: 5. Tìm tòi, mở rộng:

- Học bài và làm các bài tập còn lại trong vở bài tập - Ôn luyện chuẩn bị cho ôn tập đề

--- Ngày soạn :

Ngày dạy :

Buổi 18. ÔN TẬP TUẦN 34

Tiết Phân môn Nội dung

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 180 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w