Thái độ: nghiêm túc khi làm bài 4 Năng lực:

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 187 - 192)

II. Luyện tập Bài tập 1,2,3,4,

3. Thái độ: nghiêm túc khi làm bài 4 Năng lực:

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: ra câu hỏi

- Học sinh: Ôn tập kiến thức tổng hợp.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập3. Tiến trình tổ chức hoạt động ôn tập: 3. Tiến trình tổ chức hoạt động ôn tập:

Hoạt động 1: Khởi động:

GV dẫn vào bài: Hôm nay các em cùng luyện để tổng hợp.

Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức+ Luyện tập: Đề 1:

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng

ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

(0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?(0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn?

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?( 1,5điểm) Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác?( 0,75 điểm)

PHẦN II:TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” ---HẾT---

HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận.0,25đ

Câu 2: Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan hệ với mọi người 0,5đ

Câu 3: Nhận xét nghệ thuật chứng minh:

- Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sốngcủa Bác thể hiện qua việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật,lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Nêu luận cứ:Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ - Dẫn chứng:

+ Việc lớn: việc cứu nước,cứu dân .

+ Việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân...

+ Người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,

+ Đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !

- Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứchân thật,rõ ràng (giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực. Hơn nữa những điều tác giả nói rađược đảm bảo tính chân thực bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ.1,5đ

Câu 4:

- Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

Dưới đây là một số ý mang tính định hướng: - Trong học tập, trong công việc:

+ Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ vào sự giúp đỡ của người khác.

+ Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao... - Trong quan hệ với mọi người:

+ Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái...0,75đ

II. TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

1. Mở bài: .

- Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ 2. Thân bài:

Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau song phải hiểu được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:

Ý1: Giải thích câu tục ngữ:

-“ Thương người”là thương yêu người khác, thương mọi người xung quanh,là quan

tâm, giúp đỡ,làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó

khăn, hoạn nạn.

-“ Thương thân “ là thương yêu chính bản thân mình , xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ.

- Bằng nghệ thuật so sánh đặt từ “thương người” lên trước từ “thương thân” câu tục ngữ là lời khuyên con người cần lấy bản thânmình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng, để đồng cảm,biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Đây là lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người đồng thời là bài học về tình cảm nhân đạo –một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Ý2:Vì sao cần phải “Thương người như thể thương thân”? vì:

- Đối với cá nhân:.Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi

khó khăn, gian khổ trong cuộc sống ; người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi

người yêu quý, kính trọng

.- Đối với xã hội:Yêu thương con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta,

cần được giữ gìn và phát huy.Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội

lành mạnh, trong sáng

Ý3: Chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ trên?

- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh với người khác trong điều kiện có thể...( Học sinh có thể đưa một vài dẫn chứng....)

- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn. - Biết hi sinh quyền cho người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.

.Ý4: Liên hệ, mở rộng, phê phán:

-Trong kho tàng văn học dân gian, nhân dân ta có những câu tương tự: “Lá lành đùm lá rách”“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

- Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của người khác,

Không có sự đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn,..

- Nhưng đối với những kẻ tù tội, trộm cướp, lừa đảo...thì không cần rủ lòng thương

3. Kết bài:

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân.

Đề 2:

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Câu 1: Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

Câu 3: Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

Câu 4: Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn( 0,5 đ)

II. TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

---HẾT---HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)

- Tác giả Hồ Chí Minh . (0,25 điểm)

- Ý nghĩa :Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.(0,5 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm)

- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng Câu 3: Câu đặc biệt là: (0,5 điểm)

- Và lắc. (0,25 điểm) - Và xóc. ( 0,25 điểm)

Câu 4: Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn (0,5 điểm) Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn

Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn

Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

II. TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)* Yêu cầu chung: * Yêu cầu chung:

+ Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.

+ Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng.

+ Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:

1. Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ.

- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài: (6 điểm)

* Giải thích: (0,5 điểm)

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,

- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (4,5 điểm)

- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.( Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)

- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

Một phần của tài liệu Tuần 1 (Trang 187 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w