- Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta.
b. Phan Bội Châu là một vị anh hùng yêu nước có bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang.
phách hiên ngang.
- Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị kết án tử hình vắng mặt…
⇒ Một người tù, một nhà cách mạng vĩ đại - Thái độ:
+ Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren
+ Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần
+ Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua
⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu khuất phục của người tù.
Bài tập 2:
- Tác giả gọi cảnh Va-ren vào gặp Phan Bội Châu trong nhà lao là „ một tấn kịch“, vì:
Ve-ren đã „ đóng kịch“, như một anh hề trong cuộc gặp gỡ: + Hắn gặp PBC thực chất là để trấn an dư luận
+ Hứa thả PBC, nhưng thực chất là mua chuộc người anh hùng dân tộc phản bội lại lí tưởng, Tổ quốc mình
+ Suốt cuộc gặp gỡ, chỉ có Va-ren độc thoại vì Phan Bội Châu không hề hợp tác, thậm chí không đáp lại hắn nửa lời.
- Tấn kịch đặc sắc vì chỉ có tên Va-ren độc thoại, hắn càng thể hiện, càng khoe mẽ thì bản chất phản bội, đểu cáng càng lộ rõ.
Bài tập 3:
Tiêu chí so sánh Nhân vật
Va ren Phan Bội Châu
Thân phận
Thái độ trong cuộc gặp gỡ
Nhân cách
---
Tiết 2:
- Mục tiêu: Ôn tập nhằm củng cố, nâng cao kiến thức đã học ở bài: Dùng
cụm chủ- vị để mở rộng câu
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt ? Nhắc lại thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? ? Có thể dùng cụm chủ- vị để mở rộng những thành phần nào? - Trả lời I. Kiến thức trọng tâm
1 Khi nói, viết người ta có thể dùng kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm chủ vị, làm thành phần câu 2. Những trường hợp dùng cụm chủ vị làm thành phần câu: - MR chủ ngữ - MR vị ngữ - MR phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ II. Luyện tập Bài tập 1,2,3,4
- GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm:
Nhóm 1: bài 1 Nhóm 1: bài 2 Nhóm 1: bài 3 Nhóm 1: bài 4
- Giáo viên gọi học sinh trình bày, nhận xét chéo. Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Học sinh làm việc nhóm - Thảo luận - Lên bảng 1. Bài tập 1 Xác định các cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu. a- Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm gợi lên bao nỗi buồn man mác.
b- Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhuỵ hoa.
c- Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.
d- Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi.
2. Bài tập 2:
Cụm C-V trong các câu sau đây mở rộng thành phần gì?
a- Cây cam này quả rất ngọt. b- Cây cam này cho quả rất ngọt. c- Cháu đã nghe câu chuyện cổ tích này do bà ngoại kể ba năm về trước.
d- Bác Hồ mong các cháu ngoan ngoãn và học giỏi.
3. Bài tập 3:
Cụm C- V trong các câu sau đây
Gợi ý: Bài tập 1:
a- Những hạt mưa xuân / thì thầm rơi trong đêm. b- Những con ong vàng / cần mẫn bay đi bay lại. c- Thầy giáo /vừa ra.
d-...tay / không lúc nào ngơi
Bài tập 2:
a- ... quả rất ngọt- > Làm vị ngữ.
b- ....( cho ) quả rất ngọt -> Phụ ngữ trong cụm động từ.
c-...( câu chuyện cổ tích này )do bà ngoại/ kể ba năm về trước. CN VN
d- ...( mong )các cháu ngoan ngoãn và học giỏi. -> Làm phụ ngữ trong cụm động từ
CN VN
Bài tập 3:
a- Chiếc cầu vắt ngang dòng sông -> Làm CN. b- Tranh ảnh rất đẹp - > Làm vị ngữ.
c- Đôi bạn thân được ngồi chung một bàn -> Làm phụ ngữ trong cụm động từ.
Bài tập 4: Các câu a,c,d,e,g có cụm C-V làm phụ ngữ của động từ.
- Các câu i,k có cụm C-V làm phụ ngữ của danh từ.
- Câu h có cụm C-V làm vị ngữ.
- Câu b vừa có cụm C-V làm chủ ngữ vừa có cụm C-V làm phụ ngữ của động từ.
Công việc còn lại của các em là tìm các cụm C-V cụ thể làm thành phần câu.
Bài tập 5:
a. Chuyển tiền bạc làm chủ ngữ. b.Chuyển chân tay làm chủ ngữ.
c. Biến cụm C-V ( Cha mẹ vui lòng) thành cụm từ.
d. Câu này có cụm C-V làm chủ ngữ do vậy nhiệm vụ của em là biến nó thành cụm từ chính để câu trở thành câu đơn.
e. Câu này có cụm C-V em yêu thích làm phụ ngữ cho danh từ .Em hãy thay bằng một cụm từ thích hop để câu đó trở thành câu dơn.
Mẫu: Câu d có thể chuyển thành: Sự thay đổi nhận thức của em là một điều tốt.
Bài tập 6:. Em có thể kết hợp các câu sau đây lại với nhau để thành câu có cụm
C-V làm thành phần :
Câu a với g, câu c với câu a; câu c với câu e; câu c với câu h; câu c với câu i ; câu c với câu d.
Bài tập 7: Em có thể vận dung cách ghép các nòng cốt như ở bài tập 3 để làm bài
tập này.
Mẫu; Mọi người đều biết từ ngữ Việt nam rất phong phú .Lúc chúng ta gặp một từ đồng nghĩa là thú vị nhất.Vì lúc này sắc thaid biểu cảm trong các từ ghép cho ta tha hồ lựa chọn đúng để kết hợp tốt.Ngoài đồng nghĩa,hiện tượng trái nghĩa trong từ ngữ tiếng việt cũng rất thú vị...
---
Tiết 3:
- Mục tiêu: Ôn luyện phương pháp lập luận giải thích.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập, chia nhóm thảo luận: nhóm 1,2 thảo luận bài tập 1, nhóm 3,4 thảo luận bài tập 2 (Lập dàn ý)
Bài tập 1:
Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Dàn ý: a. Mở bài: