- Chuẩn bị bài tiếp theo:
c. Giá trị nội dung: Giản dị là đức
tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp. d. Giá trị nghệ thuật: - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục - Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.
Gợi ý: Bài tập 1
a. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên các phương diện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
b.Viết đoạn văn đảm bảo đạt các yêu cầu sau:
- Về hình thức: đoạn văn đúng quy ước; sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận; có ít nhất một phép liệt kê
- Về nội dung:
+ Trình bày hướng hành động sau khi được học đức tính giản dị của Bác Hồ + Gạch chân và xác định đúng kiểu liệt kê được sử dụng trong đoạn văn (*Gợi ý:
- Trong đời sống: ăn uống theo kiểu “mùa nào thức ấy”; trang phục hợp với tuổi tác, công việc và kinh tế gia đình; đồ dùng đủ đáp ứng cho sinh hoạt, không chạy theo “mốt” hoặc theo “trào lưu”...
- Trong quan hệ với mọi người: hòa nhã, thân thiện, đoàn kết, tương trợ với mọi người xung quanh,...
- Trong lời nói, bài viết: dùng từ ngữ diễn đạt ý rõ ràng, lời văn trong sáng, chuẩn mực,...)
Bài tập 2: Qua bài này em cần rút ra nhiều bài học, trong đó có bài học về lối
sống như ăn, mặc, ở, đi lại, nói năng, tác phong sinh hoạt... phải giản dị gần gũi.
Bài tập 3:
- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn - Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Giới thiệu đoạn văn trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
+ Nêu cảm nghĩ của em về những nét giản dị ở Người.
Bài tập 4: Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, nhận xét sâu sắc
vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
---
Tiết 2,3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài viết số 5.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Hoạt động 1:
Giáo viên yêu cầu thảo luận theo nhóm các đề văn chứng minh. Các nhóm đổi chéo kết quả, bổ sung
Giáo viên chốt
Hoạt động 2:
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: viết đoạn văn phần mở bài, kết bài hoặc một nội dung phần thân bài.
Một số đề văn nghị luận chứng minh:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một
bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi
người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
* Gợi ý: I. Dàn ý:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một
bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
a. Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập).
- Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
b. Thân bài: 1) Lí lẽ:
Lí lẽ 1: Ý kiến nêu trên là một lời khẳng định khá đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của việc học đối với mỗi cá nhân.
- Học tập là quá trình con người chủ động tìm kiếm, lĩnh hội tri thức để góp phần hoàn thiện bản thân mình, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
- Tuổi trẻ là lứa tuổi sung sức, nhiều năng lượng, ước mơ, khát vọng luôn ắp đầy thôi thúc con người học hỏi trau dồi tri thức. Tuổi trẻ cũng là khoảng thời gian lí
tưởng để ta rèn luyện tâm hồn, tình cảm, những trải nghiệm, vốn sống thiết yếu để khi trưởng thành sẽ làm được những điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước... nên chúng ta cần phải không ngừng học tập.
Lí lẽ 2: Ý nghĩa của việc học:
- Đối với bản thân: Học tập là con đường ngắn nhất giúp ta tiến về phía trước, mở ra cánh cửa tương lai nơi có thành công, hạnh phúc đang đón đợi.
- Đối với xã hội: học tập là phương tiện thúc đẩy con người phát triển xã hội. Khi chúng ta có tri thức, vốn sống cộng thêm lòng nhiệt huyết, khát vọng được cống hiến thì đất nước sẽ phát triển giàu mạnh hơn, con người sẽ hạnh phúc, giàu sang hơn.
Lí lẽ 3: Lí giải tuổi trẻ là thời gian con người cần không ngừng học tập:
- Đời người là hữu hạn, đâu tuần hoàn như thiên nhiên đất trời cứ đông qua xuân tới, hạ đi là thu đã về; trăm năm trông vậy mà hóa ra thật ngắn, bởi cuộc sống có biết bao điều lí thú chưa được khám phá, biết bao mối bận tâm chưa được giải quyết…
- Tuổi trẻ là khoảng thời gian con người có nhiều mơ mộng, ước vọng, nhiều khi thất bại nhưng nó đều đem lại những bài học quý giá để đến khi trưởng thành không phạm phải sai lầm.
- Khi còn trẻ, ta có thể thỏa sức trải nghiệm với ngàn lần “thử” như thử sáng tác một bài thơ giàu cảm xúc, thử làm một bà nội trợ nấu những món ăn ngon, thử trồng một loại cây ưa thích… bởi khi lớn lên, cuộc sống có quá nhiều thứ bộn bề, lo toan cần ta trăn trở, suy nghĩ.
- Khi còn trẻ, ta học tập, trải nghiệm nếu thất bại thì chỉ như những cơ hội giúp ta nhận ra thiếu sót mà cải thiện, nhưng khi trưởng thành, có thể sẽ có những thất bại làm ta ngã gục, đau đớn, bị nhiều người chỉ trích, chê cười…
- Bên cạnh việc rèn luyện tri thức, tuổi trẻ cũng là lúc con người cần rèn luyện những đức tính tốt để sau này không sa chân vào những chốn bùn lầy của xã hội, không trở thành những “kẻ phá hoại”.
Thực trạng:
Lí lẽ 4: Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ lơ là việc học, dù biết đó là việc quan trọng nhưng vẫn phớt lờ, chểnh mảng.
- Học qua loa, đối phó.
- Học vì thành tích, vì áp lực từ thầy cô, cha mẹ.
- Nhiều bạn trẻ đã bị sa đà vào những chốn ăn chơi, nghiện hút, gây mất trật tự an ninh…
- Lâu dần hình thành thói quen lười biếng, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng, chủ động học tập để phát triển bản thân.
=> Vì thế cần nỗ lực học tập